CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:55

Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030”

Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước của Trường Đại học Lao động – Xã hội.

Tại buổi nghiệm thu, TS Nguyễn Thị Giáng Hương – Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày kết quả nghiên cứu. Theo đó, đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về các dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, Mã số: CTDT/16-20 với 2 mục tiêu chính: (1) Làm rõ kết quả và tác động của chính sách thu hút nguồn nhân lực (NNL) cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số (DTTS) từ thời kỳ Đổi mới đến nay; (2) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút NNL cho phát triển KT-XH vùng DTTS, đến năm 2030.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Ban Chủ nhiệm đề tài xác định cần thực hiện 7 nội dung nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề: Cơ sở lý luận, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH vùng DTTS đến năm 2030. Cụ thể đề tài triển khai thực hiện theo 7 nội dung sau:
Nội dung 1: Cơ sở lý luận về thu hút NNL cho phát triển KT- XH vùng DTTS.
Nội dung 2: Chính sách thu hút NNL cho phát triển KT-XH vùng DTTS của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nội dung 3: Phân tích thực trạng NNL vùng DTTS (tập trung vào đối tượng là người DTTS).
Nội dung 4: Phân tích kết quả và tác động của chính sách thu hút NNL cho phát triển KT - XH vùng DTTS.
Nội dung 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút NNL cho phát triển KT-XH.
Nội dung 6: Định hướng chiến lược phát triển KT-XH, NNL và dự báo nhu cầu phát triển NNL vùng DTTS đến năm 2030.
Nội dung 7: Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thu hút NNL cho phát triển KT-XH vùng DTTS đến năm 2030.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 2.

Ban Chủ nhiệm đề tài.


Thực tế hiện nay, trong bối cảnh phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế, NNL vùng DTTS đang gặp những khó khăn và thách thức lớn. Nhiều vấn đề thực tiễn về thu hút NNL cho phát triển KT-XH vùng DTTS đang được đặt ra và đòi hỏi cần có nghiên cứu nhằm đưa ra những căn cứ lý luận và thực tiễn phù hợp. Hiện nay, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, bởi nó tạo ra năng suất lao động cao và thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Tuy nhiên, thị trường cùng với sự cạnh tranh tàn khốc dẫn đến những khó khăn cho NNL vùng DTTS, hạn chế họ trong việc tiếp xúc thị trường lao động, việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Mặt khác, hội nhập cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lượng NNL, gồm cả trình độ chuyên môn, kỹ thuật, sức khỏe, kỹ năng và sự sáng tạo đang tạo thành một thách thức lớn đối với NNL vùng DTTS.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 3.

TS Nguyễn Thị Giáng Hương - Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu.

Ban Chủ nhiệm đề tài đã đưa ra 3 nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH vùng DTTS đến năm 2025 và năm 2030 gồm: Nhóm giải pháp về quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá và tổng kết chính sách; Nhóm giải pháp về thu hút nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH vùng DTTS ngoài khu vực công (tập trung làm rõ chính sách thu hút doanh nghiệp và doanh nhân); Nhóm giải pháp chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số khu vực công và 1 Nhóm giải pháp về điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 4.

PGS.TS Dân tộc học Phạm Quang Hoan, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phản biện nghiệm thu đề tài.


Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng đã đánh giá cao những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn mà đề tài mang lại, trong đó có những đóng góp quan trọng gồm:
Về mặt lý luận: Đã đề xuất khung nghiên cứu chính sách thu hút NNL cho phát triển KT – XH vùng DTTS, đề tài sẽ đưa ra nội dung, tiêu chí nghiên cứu chính sách thu hút NNL cho phát triển KT – XH vùng DTTS ở Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về nghiên cứu chính sách thu hút NNL trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay của các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới.
Về mặt thực tiễn:
(1) Kết quả nghiên cứu của đề tài mang đến một sự hiểu biết tương đối có hệ thống về quan niệm thu hút NNL và chính sách thu hút NNL cho phát triển KT – XH vùng DTTS ở Việt Nam.
(2) Nghiên cứu cung cấp những luận cứ khoa học, giúp cho Chính phủ và Uỷ Ban dân tộc và các tổ chức hữu quan một nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách thu hút NNL để tạo điều kiện cho vùng DTTS phát triển khắc phục tình trạng chênh lệch với các vùng miền khác trong cả nước. Đồng thời giúp cho vùng DTTS có được số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL hợp lý để tận dụng được tiềm năng, thế mạnh của vùng DTTS xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững trong tương lai.
(3) Kết quả nghiên cứu dưới dạng các xuất bản phẩm sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan ở cả Trung ương và địa phương, vùng, miền trong cả nước có chiến lược tuyên truyền, vận động giúp cho NNL, đặc biệt NNL có chất lượng nhận thức được đầy đủ về chính sách và tích cực tham gia cống hiến đóng góp trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng, phát triển vùng DTTS ngày càng vững mạnh.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 5.

TS Bùi Sỹ Lợi – Chủ tịch Hội đồng đánh giá: Kết quả của đề tài đạt yêu cầu về chuyên môn và có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.


(4) Số liệu điều tra khảo sát mang tính hệ thống về kết quả, hiệu quả và tác động của chính sách thu hút NNL cho phát triển KT–XH vùng DTTS sẽ được lưu trữ để phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước về vùng DTTS, các nhà nghiên cứu có được bộ tài liệu gốc giúp cho việc điều tra lặp lại những năm tiếp theo về chính sách thu hút NNL cho phát triển KT – XH vùng DTTS có được những đối chứng so sánh đầy đủ tại Việt Nam.
(5) Kết quả nghiên cứu, khảo sát sẽ là cơ sở khoa học cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, trao đổi, hợp tác nghiên cứu quốc tế về lĩnh vực quản lý NNL.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 6.

Kết quả bỏ phiếu, Hội đồng đánh giá đề tài  môn và có khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
Đề tài đã công bố nhiều công trình khoa học ý nghĩa như: 2 bài báo Quốc tế, 10 bài báo trong nước, 1 sách chuyên khảo, hướng dẫn 2 Nghiên cứu sinh, 10 thạc sĩ.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 7.

Thay mặt cho Nhà trường - Cơ quan chủ trì Đề tài, NGƯT, Hiệu trưởng Hà Xuân Hùng phát biểu cảm ơn Hội đồng nghệm thu đề tài.


Kết thúc buổi nghiệm thu đề tài, TS Bùi Sỹ Lợi - Chủ tịch Hội đồng đánh giá kết luận: "Đây là một đề tài có sự đầu tư nghiêm túc đã bám sát nội dung yêu cầu nghiên cứu. Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiếp thu những ý kiến tại Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở, đề tài có nhiều đóng góp mới, các sản phẩm của đề tài đều đạt và vượt tiêu chuần”. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng cũng yêu cầu Ban Chủ nhiệm đề tài nghiêm túc tiếp thu những ý kiến góp ý của các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu để bổ sung, hoàn thiện báo cáo. Đề tài đã được 6/9 thành viên Hội đồng cho điểm Xuất sắc. Kết quả chung, Hội đồng đánh giá đề tài đạt yêu cầu cao về chuyên môn và có khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
Nghiệm thu thành công đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đến năm 2030” - Ảnh 8.

Ban Chủ nhiệm đề tài và Hội đồng nghiệm thu chụp ảnh lưu niệm.



PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh