CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:12

Nghệ nhân Vũ Thái: Thành công nhờ những đam mê

Vũ Thái sinh ra và lớn lên tại mảnh đất vùng quê tỉnh Hải Dương, trong một gia đình gia giáo. Lúc nhỏ đã làm nhiều người ấn tượng bởi tài năng bẩm sinh về nghệ thuật. Sau giờ học Thái ra vườn lấy đất sét nặn thành tượng, đồ chơi cho trẻ ở trong làng. Niềm đam mê nổi dậy cuối năm lớp 11, Thái xin gia đình nghỉ học để học nghề, gia đình không ủng hộ nhưng anh quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.

 

 

Bức tương bác Võ Văn Kiệt do Vũ Thái sáng tác

Cuộc đời của anh lật sang trang mới, đam mê nghề điêu khắc anh tìm thầy để học nhưng rất khó khăn vì người ta không chịu truyền nghề ra ngoài. Nhưng với tấm lòng chân thành rất nghệ sĩ, được có bác và anh ở làng Đông Dao đã nhận Thái học nghề. Thời đó mỗi tháng phải đóng gạo trên 3 năm mới có lương nhưng vì yêu nghề anh đã cố gắng học hỏi.

Lúc đầu thầy chỉ cho đục những nét đơn giản, cứ sáng ra trải chiếu bên bụi tre làng để đục. Cứ tới buổi trưa ăn cơm xong là tôi ngồi coi đồ. Những lúc rảnh Thái lượm những khúc gỗ đã bỏ đi đem ra đục những gì tôi suy nghĩ. Cũng nhờ thời gian nghỉ trưa mà tôi đã biết nghề hơn các bạn. Đã học sang tháng thứ hai, anh đã xong những phần cơ bản về điêu khắc. Ông thầy không lấy tiền, gạo góp nữa mà thầy còn nuôi cơm, sau đó tôi theo thầy đi làm khắp nơi.

Tác phẩm điêu khắc Trịnh Công Sơn của Vũ Thái

Đến năm 1993 Thái theo thầy vào Sài Gòn để làm nghề. Một năm sau nhà nước cấm cửa rừng không cho xuất khẩu gỗ sang nước ngoài, tôi thấy làm nghề gỗ là bế tắc, Thái chuyển qua học nghề điêu khắc đá và đã theo các bậc thầy điêu khắc lão thành như bác Tô Sanh, bác Diệp Minh Châu để học hỏi. Là một người tâm huyết với nghề, không chỉ phát triển nghề cho bản thân mà anh Thái còn muốn ngành điêu khắc đá lên một tầm cao. Thành lập hiệp hội tiền thân là Câu lạc bộ nghệ thuật. Đây không chỉ là nơi quyền lợi của các hội viên được bảo vệ mà còn là môi trường thuận lợi cho các hội viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Vũ Thái đã gắn bó với nghề điêu khắc được 16 năm. Tôi quyết gom hết tất cả những kinh nghiệm và chuyên môn truyền lại cho học trò của mình. Thái chia sẻ: Ngày nay nghề điêu khắc cần được coi trọng hơn, nó không chỉ là nghề mang tính nghệ thuật văn hóa, không những tạo công ăn việc làm cho thanh niên mà còn góp phần đem cái đẹp đến với cuộc sống.

Nghệ nhân điêu khắc Vghệ nhũ Thái

Có lẽ rất nhiều người đồng ý với quan điểm trên. Trong quá trình làm việc, anh đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm độc đáo, khách hàng rất ưa chuộng. Khách hàng đến với anh ngày càng đông. Nhờ tiếng lành đồn xa Thái được mời làm cho các vị lãnh đạo như bác Võ Văn Kiệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các vị hòa thượng như Đức Phật Quan Thế Âm tại chùa Viên Giác Thiện Tự cao 22m đá nguyên khối, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Trưởng lão Thích Thông Lạc, tượng đài Bác Hồ tại Tổng cục An ninh, v.v…

Sau khi tay nghề đã vững vàng, anh quyết định lấy thương hiệu cho riêng mình. Trở về mái ấm nhỏ tại 37/A đường Châu Thục cẩm, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM, sau những lúc đi làm nghề, Thái cùng quây quần với người vợ hiền và những người con. Trong đôi mắt nhu hòa của Thái lúc nào cũng ánh cái nhìn rực cháy về niềm khát vọng đam mê, sáng tạo, niềm tin vào sự tiến bộ của nghệ thuật sẽ mang lại cái đẹp cho con người và xã hội càng phát triển.

QUANG ĐẠT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh