THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:47

Nghệ nhân Lâm Phen: Nặng lòng với văn hóa Khmer

 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình, có cha là một thợ xây dựng chùa theo kiến trúc Khmer truyền thống nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên ngay từ thuở nhỏ cậu bé Lâm Phen đã được theo cha đi xây chùa ở nhiều nơi có đồng bào Khmer sinh sống. Vốn là người yêu thích đàn ca, nên đi tới phum, sóc nào Lâm Phen cũng hay để tâm tìm hiểu về các loại nhạc cụ, những bản dân ca, dân vũ cũng như nghệ thuật xây dựng, kiến trúc truyền thống của dân tộc mình.

Đặc biệt là 3 năm trong quân ngũ tham gia chiến đấu ở chiến trường Cămpuchia, những lúc rảnh rỗi, anh bộ đội Lâm Phen thường hay sang nhà một nghệ nhân gần nơi đóng quân của đơn vị để học nghề làm nhạc cụ. Ban đầu chỉ là học cho biết, dần dà trở nên đam mê không dứt ra được và ông đã quyết tâm theo đuổi nghề làm đàn từ ấy. Cứ thế, vừa chiến đấu vừa học nghề, 3 năm trên đất Campuchia, ông đã thạo nghề và đóng được khá nhiều loại nhạc cụ như dàn ngũ âm, đàn gáo, đàn cò, trống tay và đàn tà khê…

 

  Nghệ nhân Lâm Phen đang chế tác cây đàn tà khê

 

Sau khi xuất ngũ trở về quê hương Trà Vinh, ông quyết tâm lập nghiệp, mưu sinh bằng nghề thợ mộc và làm đàn mà mình đam mê, công phu học được từ người nghệ nhân trên đất chùa tháp. Từ năm 1991, những loại nhạc cụ mà ông Lâm Phen sản xuất bắt  đầu trở nên một thương hiệu nổi tiếng khắp vùng Trà Vinh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong số những loại nhạc cụ truyền thống ấy, nổi tiếng nhất là dàn nhạc ngũ âm gồm 7 loại nhạc cụ khác nhau và có 5 âm sắc phát ra từ 5 chất liệu: Sắt, da, đồng, gỗ, hơi (kèn). Trong cộng đồng người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, những nghệ nhân có khả năng chế tác được loại nhạc cụ này, hiện nay chỉ còn vài 3 người, trong đó nổi danh hơn chính là nghệ nhân Lâm Phen.

  Nghệ nhân Lâm Phen truyền nghề chế tác mặt nạ 

Khi Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh được xây dựng, đi vào hoạt động năm 1997, ông Lâm Phen được mời tham gia chế tác, phục chế nhiều hiện vật đã gắn liền với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của người Khmer Trà Vinh như nhà sàn, nhà Tha La, nhà thờ ông Tà, các loại nông, ngư cụ, nhạc cụ, trang phục, mặt nạ (để hóa trang biểu diễn ca kịch dù kê)…Đặc biệt, ông đã phục chế thành công mô hình nhà chính điện của chùa Khmer, một công trình hội đủ các yếu tố thật độc đáo về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc truyền thống và chính là niềm tự hào của người Khmer Nam bộ.

Sản phẩm mão và mặt nạ của nghệ nhân Lâm Phen nổi tiếng khắp Nam bộ

Có thể nói với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng sự tìm tòi học hỏi, sáng tạo, ông Lâm Phen đã phục chế giống như nguyên mẫu rất nhiều công trình di tích lịch sử văn hóa có giá trị đang có nguy cơ mai một. Ngoài ra ông còn lặn lội đến nhiều phum, sóc trong công đồng người Khmer ở Nam bộ để sưu tầm, bảo tồn những làn điệu dân ca, và là người có công truyền dạy lại cho thế hệ trẻ hôm nay loại hình nhạc cưới truyền thống độc đáo của dân tộc mình. Đồng thời là người sáng lập ra đội trống sa văng của xã Lương Hòa góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng người Khmer ở địa phương. .

Luong Định/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh