THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:15

Nghệ An: Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, hàng năm, Nghệ An có số lượng lớn người lao động tham gia vào thị trường lao động, vì vậy các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo bền vững và hội nhập quốc tế được các cấp, các ngành và địa phương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và đạt hiệu quả đáng ghi nhận.

Hiện nay Nghệ An có mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia giáo dục nghề nghiệp tương đối lớn với 9 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 22 Trung tâm và 22 cơ sở tham gia giáo dục nghề nghiệp.

Theo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, những ngành nghề có tỷ lệ người học tìm được việc làm phù hợp cao trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm may mặc, giày da, cơ khí, công nghệ ô tô, hàn và nhà hàng khách sạn...

Hằng năm Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An hướng dẫn các cơ sở triển khai tổ chức Kỳ thi tay nghề cấp cơ sở và chuẩn bị các điều kiện tham gia Kỳ thi tay nghề cấp tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch tập trung đầu tư nâng cao chất lượng thiết bị, kỹ năng thuyết trình cho tác giải tham gia Hội thi toàn quốc. Từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp.

Nghệ An: Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp  - Ảnh 1.

Sinh viên trường cao đẳng Việt-Đức, đang được giáo viên và doanh nghiệp phổ biến quy chế trước khi ra Bắc Ninh thực tập.

Từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2016- 2018, mỗi năm Nghệ An, đào tạo nghề cho hơn 72000 lao động. Trong đó hệ cao đẳng và trung cập khoảng 12000 lao động. Lao động tốt nghiệp cao đẳng nghề có việc làm đạt trên 90%; trung cấp nghề đạt trên 85%. Số lao động chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng. Số lao động tốt nghiệp các nghề như: hàn, cơ khí, điện, điện tử, quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch, công nghệ ô tô, xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị nhà hàng 100%, có việc làm có thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Các lao động học xong sơ cấp và dạy nghề thường xuyên có việc làm, chuyển đổi việc làm và xuất khẩu lao động đạt kết quả cao. Kết quả đó đã góp phần thay đối diện mạo kinh tế của Nghệ An.

Hiện nay Nghệ An đang xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo lao động kỹ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2015; giai đoạn 2016-2018 và mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh thực hiện Đề án giai đoạn 2019-2020. Nhằm đáp ứng các doanh nghiệp lớn như các doanh nghiệp trong Khu đô thị và dịch vụ Vsip Nghệ An, doanh nghiệp Hemaraj thái Lan, doanh nghiệp masan…

Ông Hoàng Sỹ Tuyến, Trưởng phòng dạy nghề, sở Lao động-Thương binh vã xã hội Nghệ An, cho biết: "Sở thường xuyên phối hợp với một số cơ quan thông tin truyền thông tổ chức tuyên truyền công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm. Chỉ đạo các đơn vị tham gia giáo dục dạy nghề khảo sát nhu cầu doanh nghiệp, thay đổi thường xuyên chương trình đào tạo để phù hợp. Chú trọng thực hành…"

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Nghệ An đã chú trọng đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề. Đầu tư theo hướng tập trung, đồng bộ, ưu tiên cho các nghề trọng điểm của các cơ sở GDNN. Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN luôn cập nhật, bổ sung, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp yêu cầu thị trường lao động. Một số cơ sở đào tạo đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp tiên tiến, phù hợp hơn với thực tiễn và nhu cầu của các doanh nghiệp...

Nghệ An: Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp  - Ảnh 2.

Nghệ An luôn chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

Cùng với đó, Nghệ An đã tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề thông qua các các giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Đến nay Nghệ An, có hàng ngàn giáo viên trong các cơ sở GDNN, hầu hết đều có trình độ đại học trở lên và có kỹ năng dạy nghề cao.

Năm 2019, Nghệ An đã tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy đăng ký, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho 6 đơn vị; phê duyệt danh mục mua sắm thiết bị đào tạo cho 5 đơn vị; thẩm định hồ sơ học sinh thuộc đối tượng hưởng chế độ nội trú trong năm 2019 cho 4 đơn vị.

6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo cho 33.050 lượt người, đạt 47,2% KH, gồm: cao đẳng 1.400 người, trung cấp 2.500 người, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 29.150 lượt người; trong đó: đào tạo nghề theo Đề án 1956 là 1.750 người đạt 14% so với KH.

Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đang thực hiện mô hình đào tạo khép kín, vừa đào tạo ở nhà trường, vừa đào tạo ở doanh nghiệp để người lao động làm quen với môi trường làm việc và đáp ứng ngay yêu cầu công nghệ của doanh nghiệp.

Hiện nay Nghệ An đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, từ đó tư vấn, hướng nghiệp để học sinh lựa chọn những ngành nghề phù hợp để theo học

HOÀNG TÙNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh