CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:54

Ngày hội văn hóa các dân tộc tại huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk

Những con đường đến trung tâm xã được trang hoàng đẹp mắt

Những con đường đến trung tâm xã được trang hoàng đẹp mắt

Nơi diễn ra lễ hội

Nơi diễn ra lễ hội

Huyện Ea Kar - nơi hội tụ của nhiều dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số, dân tộc bản địa chủ yếu là người Ê Đê và các dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Sán chỉ, Xê Đăng, Mường, Thái, Vân kiều... Cộng đồng các dân tộc với những truyền thống riêng đã hình thành nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng, độc đáo, trong đó nổi lên bản sắc văn hoá truyền thống của người Ê Đê và một số dân tộc khác.

Bên cạnh đó, huyện Ea Kar là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, những năm chiến tranh, nơi đây có những căn cứ kháng chiến, điển hình là Buôn Trưng, xã Cư Bông là một căn cứ cách mạng nổi tiếng thời chống Mỹ, cần được giữ gìn và xây dựng thành khu văn hoá lịch sử, những yếu tố đó cấu thành tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa..

Lãnh đạo cùng người dân tại lễ khai mạc lễ hội

Lãnh đạo cùng người dân tại lễ khai mạc lễ hội

Trang phục độc đáo tại lễ hội của dân tộc Nùng

Trang phục độc đáo tại lễ hội của dân tộc Nùng

Nơi chuẩn bị cho trò chơi dân gian, trò ném còn

Nơi chuẩn bị cho trò chơi dân gian, trò ném còn

Thiếu nữ trong trang phục truyền thống chụp hình lưu niệm cùng du khách

Thiếu nữ trong trang phục truyền thống chụp hình lưu niệm cùng du khách

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số đã được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, văn hóa các dân tộc thiểu số là tài sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong sự thống nhất của văn hóa Việt Nam.

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lễ hội văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Ea Kar là dịp để kết nối cộng đồng, thông qua lễ hội, những đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cũng được bộc lộ. Bên cạnh đó lễ hội cũng là môi trường tốt nhất để gìn giữ và phát huy các loại hình dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian của cộng đồng các dân tộc, đem lại sự yên tâm, tự tin, tự hào, sự hiểu biết, đoàn kết, yêu thương, lòng nhân ái, thể hiện sự bình đẳng, dân chủ trong cộng đồng các dân tộc. Không những thế, lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc còn là nơi lưu giữ và truyền lại những vốn văn hóa truyền thống quý báu cho các thế hệ sau qua những điệu hát, lời ca.

Thiếu nữ người Nùng tại lễ hội

Thiếu nữ người Nùng tại lễ hội

Những loại bánh truyền thống của người Nùng làm bằng gạo nép

Những loại bánh truyền thống của người Nùng làm bằng gạo nép

Trưởng phòng văn hóa và Thông tin huyện Ea Kar ông Cao Việt Dũng chia sẻ: “Huyện Ea Kar có 16 đơn vị hành chính, gồm 14 xã và 2 thị trấn với 220 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 30 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Toàn huyện hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng gắn với hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Vì vậy việc tổ chức ngày lễ văn hóa không chỉ tạo điều kiện để các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, nâng cao sự đoàn kết mà còn tạo động lực thúc đẩy người dân ý thức được trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc độc đáo của dân tộc mình”.

Ngày hội bao gồm các hoạt động  như: Tại địa điểm thôn 3, xã Cư Prông, từ ngày 11/3 đến hết ngày 12/3 sẽ có các hoạt động: phần nghi lễ của Ngày hội là Lễ cúng sức khỏe của đồng bào dân tộc Ê Đê và các tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc, phong phú. Ngoài ra, Ban tổ chức còn bố trí các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương phục vụ khách tham quan lễ hội, du khách còn có thể trải nghiệm tham quan thác Đrai Y Bar, xã Cư Prông – di tích danh thắng đã được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận từ năm 2018. Tại địa điểm Hồ Ea Kar, thị trấn Ea Kar, buổi tối ngày 12/3 có hoạt động đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ. Ngày 13/3 sẽ diễn ra hoạt động đua thuyền, như thuyền rồng, thuyền thúng và thuyền kayak.

Tham gia trò cho dân gian tại lễ hội

Tham gia trò cho dân gian tại lễ hội

Chủ tịch UBND xã Cư Prông Vũ Ngọc Dương cho biết, địa phương rất vinh dự bởi được cấp trên quan tâm, lựa chọn xã Cư Prông làm điểm trung tâm tổ chức lễ hội. “Toàn xã có gần 80% đồng bào dân tộc thiểu số, với 9 dân tộc anh em đang sinh sống. Hầu như đồng bào nơi đây đều di cư tự do từ tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vào đây những năm 1980. Dù xa quê đi kinh tế mới đã lâu nhưng họ luôn gìn giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Thôn 3 được lựa chọn làm điểm chính tổ chức lễ hội bởi thôn này 100% dân tộc Nùng, hầu hết những ngôi nhà sàn truyền thống, nét riêng biệt về phong tục đều được người dân gìn giữ nguyên bản. Về với Cư Prông bạn sẽ mê đắm bởi khung cảnh thiên nhiên làng mạc đầy thơ mộng. Với điều kiện tự nhiên xã hội thuận lợi cùng với cảnh quan và bản sắc văn hóa đa dạng phong phú vẫn còn được lưu giữ của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại đây chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa để phát huy hết tiềm năng của vùng đất này”.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh