Ngành LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023
- Dược liệu
- 07:26 - 03/01/2024
Năm 2023, dù gặp không ít khó khăn, thách thức với biến động của nền kinh tế nhưng Ngành LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đã thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Phóng viên Báo Dân trí phỏng vấn TS. Trần Thị Xuân Mai - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ xung quanh các vấn đề đã đạt được trong năm 2023 và định hướng năm 2024.
PV. Thưa TS. Trần Thị Xuân Mai, dù năm 2023 kinh tế cả nước gặp nhiều biến động nhưng Ngành LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ rất tích cực trong công tác an sinh xã hội của thành phố. Bà có thể khái quát những kết quả đạt được trong năm 2023?
TS. Trần Thị Xuân Mai: Năm 2023, là năm đầy khó khăn cho thị trường lao động tại TP. Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung, trong khi hàng loạt các doanh nghiệp đóng cửa khiến nhiều người lao động bị mất việc. Vì vậy, Ngành LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đã tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án về việc làm, phát triển thị trường lao động, thực hiện gắn kết chặt chẽ công tác tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm, kết nối việc làm được triển khai hiệu quả.
Cụ thể, năm 2023, chỉ tiêu theo Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố giao: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82,5% (Nghị quyết: 82%), đạt 100,61% so với chỉtiêu. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,31%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,21% (Nghị quyết: Giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,2%), đạt 155% so với chỉ tiêu.
Đối với chỉ tiêu theo Kế hoạch của UBND thành phố giao, đã giải quyết việc làm 50.921 người, đạt 100,83% kế hoạch. Tuyển sinh đào tạo nghề 45.600 người, vượt 1,33% kế hoạch. Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp trẻ em: 75 chiếm tỷ lệ 90,36% so với tổng số xã, phường, thị trấn, đạt 100% kế hoạch.
PV. Qua khảo sát có thể thấy, lĩnh vực Lao động -Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2023 cũng gặt hái được nhiều thành công. Bà có thể chia sẻ thêm về lĩnh vực này?
TS. Trần Thị Xuân Mai: Trong năm 2023, Ngành LĐ-TB&XH đã triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn bằng nhiều hình thức các chính sách, văn bản mới về quan hệ lao động, tiền lương tại doanh nghiệp; khảosát lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động của 100 doanh nghiệp.
Đồng thời phối hợp các Sở, Ngành và địa phương tổ chức thành công Lễ phát động và các hoạt động hưởng ứng Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2023. Tổ chức kiểm tra 10 doanh nghiệp về việc thực hiện: Luật An toàn, vệ sinh lao động và các quy định tiêu chuẩn Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, mạng lưới các Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố tiếp tục được củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng GDNN, phát triển, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 67 Cơ sở GDNN. Trong năm Sở tổ chức thành công Hội giảng Nhà giáo GDNN TP. Cần Thơ.
Qua đó, nhằm tuyển chọn, công nhận những giảng viên, giáo viên GDNN dạy giỏi, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy.
Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Cần Thơ xây dựng mô hình liên kết 3 bên: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Doanh nghiệp - Trung tâm Dịch vụ việc làm nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ, phát huy lợi thế tối đa của các bên tham gia trong GDNN và giải quyết việc làm, đến nay đã có 11 cơ sở đào tạo, 21 doanh nghiệp ký kết tham gia mô hình. Đây là cơ sở để thực hiện ngày càng tốt hơn, gắn kết chặt chẽ hơn công tác dạy nghề và giải quyết việc làm.
Đặc biệt, Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đã tham mưu UBND TP. Cần Thơ trình HĐND TP. Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 quy định chính sách hỗ trợ giáo dục nghềnghiệp, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từnông nghiệp sang phi nông nghiệp. Với 03 nhóm chínhsách của Nghị quyết chắc chắn hứa hẹn sự khởi sắc mới và hiệu quả cao trong GDNN, việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thuậnlợi hơn.
PV. Là địa phương được đánh giá thực hiện rất tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, Bà có thể chia sẻ thêm về hoạt động này?
TS. Trần Thị Xuân Mai: Có thể nói, thời gian qua phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng đã không ngừng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã đạt được những thành tựu to lớn, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia, với phương châm Nhà nước, xã hộicùng chăm sóc người có công với cách mạng.
Cụ thể, trong năm 2023 TP. Cần Thơ thực hiện trợ cấp thường xuyên cho 61.548 lượt người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí trên 132 tỷ đồng; toàn thành phố có 23 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng (mỗi Mẹ có ít nhất 02 cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng với số tiền ít nhất 2 triệuđồng/tháng/Mẹ).
100% đối tượng chính sách người có công với cách mạng được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế. Thành phố không có hộ nghèo, hộ cậnnghèo chính sách.
Triển khai xây dựng 170 căn nhà tình nghĩa với kinh phí 11,760 tỷ đồng từ nguồn vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân. Tổ chức cho 140 người có công với cách mạng đi tham quan Thủ đô Hà Nội, và di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc; tổ chức 01 đợt cho 53 người có công với cách mạng đi điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng người có công Long Đất, Vũng tàu và 03 đợt cho 172 người đi điều dưỡng tại thành phố Đà Lạt, ban hành Quyết định thực hiện chế độ điều dưỡng tại gia đình cho 2.019 đối tượng là người có công với cách mạng.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023: cấp phát quà Chủ tịch Nước và của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nhân dịp Tết Nguyên đán cho gia đình người có công với cách mạng tổng số 18.052 suất quà, với tổng số tiền trên 13 tỷ 701 triệu đồng. Nhân dịp ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7: thăm và tặng quà của Chủ tịch Nước và của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cho người có công với cách mạng với 17.017 suất quà, tổng số tiền 11 tỷ 307,8 triệu đồng.
PV. Được đánh giá là đơn vị triển khai các chính sách an sinh xã hội khá đồng bộ góp phần đảm bảo đời sống cho hộ nghèo và các hoàn cảnh yếu thế. Xin Bà cho biết một số thành tích nổi bật trong công tác này?
TS. Trần Thị Xuân Mai: Thực hiện phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chính sách nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho người yếu thế. Cụ thể, trợ cấp thường xuyên cho 494.304 lượt đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ 100% các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021. Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đã tham mưu UBND TP. Cần Thơ trình HĐND TP. Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và đối tượng khó khăn khác chưa được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Phối hợp cùng các quận, huyện thực hiện trợ cấp khó khăn Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023: 42.120 đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng; 1.322 đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố; 1.904 hộ nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thành phố góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên vận động từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” đã sửa chữa, xây dựng và bàn giao 610 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí 30,8 tỷ đồng.
Củng cố và nâng chất 75 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, đạt 100% kế hoạch; 100% trẻ em dưới 06 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; trên 96% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, bảo vệ bằng nhiều hình thức. Phối hợp Thành đoàn: tổ chức thành công Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023.
Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới và phòng, ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”. Tổ chức Truyền Thông bình đẳng giới nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Chủ đề “Bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”. Tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo vượt chỉ tiêu, hiện tại thành phốchỉ còn 0,21% (tương đương 764 hộ nghèo). Đặc biệt, Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đã tham mưu UBND TP. Cần Thơ trình HĐND TP. Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo thooátnghèo bêền vững giai đoạn 2024 - 2025. Với 04 chínhsách hỗ trợ của Nghị quyết đảm bảo giảm tỷ lệ hộnghèo của TP. Cần Thơ sẽ tiếp tục vượt chỉ tiêu được giao.
PV. Bước sang năm 2024, để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Ngành LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ sẽ triển khai thực hiện như thế nào?
TS. Trần Thị Xuân Mai: Phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 theo chỉ tiêu Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố: Tỷ lệ lao động qua đào tạo 83,5%.Giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,06%, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,15%.
Chỉ tiêu Kế hoạch của UBND thành phố giao năm 2024: Giải quyết việc làm 50.600 người (trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là 470 người).Tuyển sinh đào tạo nghề cho 45.000 người, qua đó nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33%. Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp trẻ em: 75, chiếm tỷ lệ 90,36% so với tổng số xã, phường, thị trấn.
Để hoàn thành tốt các Chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, Ngành LĐ-TB&XH sẽ thực hiện một số giải pháp trọng tâm như sau:
Đối với: Lĩnh vực Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp
Tuyên truyền, hướng dẫn triển khai, tập huấn bằng nhiều hình thức các chính sách, văn bản mới về quan hệ lao động, tiền lương cho doanh nghiệp. Khảo sát lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động.
Rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực; thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, đặc biệt quan tâm các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế. Tiếp tục ổn định, duy trì các thị trường lao động ngoài nước hiện có, phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam; triển khai việc đưa lao động TP. Cần Thơ đi làm việc thời vụ ở các địa phương kết nghĩa ở ngoài nước.
Tiếp tục tăng cường phối hợp 03 bên giữa các Cơ sở GDNN với doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm và tuyển dụng, sử dụng lao động cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Đối với lĩnh vực Người có công với Cách mạng
Thực hiện các chế độ chính sách cho người có công với cách mạng như: trợ cấp thường xuyên, đột xuất, sao y hồ sơ, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp ưu đãi giáo dục cho con thương binh, trợ cấp thờ cúng Liệt sĩ, điều chỉnh, bổ sung thông tin liệt sĩ. Tổ chức thăm, tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2024 và các hoạt động nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Tiếp tục tổng hợp hồ sơ phong và truy tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng của TP. Cần Thơ (đợt 14). Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tìm kiếm quy tập mộ liệt sĩ.
Kiểm tra các chế độ chính sách và chi trả trợ cấp chế độ chính sách cho người có công với cách mạng tại các quận, huyện. Tổ chức cho người có công với cách mạng đi tham quan Thủ đô Hà Nội, các di tích lịch sử Phú Quốc và thực hiện đi điều dưỡng tập trung và tại gia đình. Tiếp tục kiểm tra rà soát các hộ gia đình chínhsách đang gặp khó khăn về nhà ở tại các quận, huyện trong năm 2024. Đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt đối với người có công với cách mạng.
Lĩnh vực Xã hội - Đối tượng bảo trợ xã hội
Đảm bảo thực hiện đúng, đủ 100% các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND. Tổ chức thực hiện, kiểm tra trợ cấp khó khăn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 và Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND, triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Duy trì, nâng chất 75 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; 96% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc bằng nhiều hình thức.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố. Tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ thực hiện các mô hình bình đẳng giới tại các địa phương thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư.