CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:21

Không thi tốt nghiệp THPT, học sinh được cấp bằng thế nào?

 

Cấp bằng tốt nghiệp THPT trong trường hợp nào?

Dân Trí đưa tin: Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, để tạo điều kiện phân luồng và liên thông trong giáo dục, dự thảo Luật bổ sung quy định: Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và được dự thi nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

 

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trình luật Giáo dục (sửa đổi) trước UB Thường vụ Quốc hội.


Nêu quan điểm thẩm tra về vấn đề thi tốt nghiệp THPT và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, đa số thường trực UB quan điểm, việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh, điều chỉnh việc dạy học và kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục phổ thông, cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chính sách giáo dục.

Tuy nhiên, ông Bình cũng cho biết, với việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, thường trực UB Văn hoá, Giáo dục đề nghị ban soạn thảo luật làm rõ giá trị pháp lý của giấy chứng nhận này so với bằng tốt nghiệp THPT.

Về việc thí điểm, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, cơ quan thẩm tra luật cho rằng, do thiếu khuôn khổ pháp lý, hoạt động thí điểm trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua còn nhiều lúng túng, hạn chế. Một số chương trình thí điểm đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong cử tri và dư luận xã hội.

Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung quy định Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định thí điểm chính sách mới trong giáo dục mà việc áp dụng đại trà sẽ có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, trong đó làm rõ các nội dung về quy trình, mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng, quy mô, thời gian thực hiện thí điểm.

 Miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở công lập...

Theo Báo antt.vn, cũng tại phiên họp sáng 12/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay khung học phí mầm non, phổ thông quy định đối với các trường công lập khá thấp.

 

Đến nay Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn giáo dục THCS, trẻ em mầm non 5 tuổi (học sinh thuộc diện phổ cập) vẫn chưa được miễn học phí. 


Tuy nhiên, đến nay Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn giáo dục THCS, trẻ em mầm non 5 tuổi (học sinh thuộc diện phổ cập) vẫn chưa được miễn học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Do đó, ban soạn thảo bổ sung vào dự thảo luật quy định miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập.

Ban soạn thảo tính toán, khi thực hiện chính sách này, hàng năm, tổng kinh phí ngân sách chi thêm để hỗ trợ để thực hiện chính sách này là 4.730 tỷ đồng. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện, cân đối trong 20% chi ngân sách cho giáo dục đào tạo.

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, cho biết Thường trực Ủy ban tán thành với chính sách mới. Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban cũng đề nghị quy định rõ hơn về lộ trình thực hiện chính sách trong đó đặt ra yêu cầu, thời điểm và điều kiện triển khai.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng bày tỏ sự quan tâm tới tác động của chính sách mới đối với ngân sách Nhà nước. Luật này khẳng định tiếp tục duy trì tỉ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trong khi lại ban hành nhiều chính sách mới như vậy thì giải quyết thế nào.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, theo xu thế thế giới, khi phổ cập ở cấp nào thì miễn học phí ở cấp đó. Hiện nay, nước ta đã phổ cập cấp trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thông nhưng mới miễn học phí tới cấp tiểu học.

"Chuyện này chúng ta bàn mấy năm rồi nhưng chưa làm được. Vừa rồi, Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính đã tính toán kỹ và thấy làm được. Còn lộ trình thì sẽ tính toán lộ trình cần đối ngân sách nhưng sẽ không vượt quá 20% ngân sách chi cho giáo dục", ông Đam khẳng định.

HOA HẠ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh