Nên ăn gì khi bị buồn nôn, nôn và tiêu chảy?
- Chia sẻ
- 09:23 - 07/10/2022
Gừng
Nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp giảm tác động của buồn nôn và nôn, mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận những phát hiện này.
Có thể pha trà gừng bằng cách thêm 1–2 thìa cà phê gừng tươi vào một cốc nước nóng. Đun trong 5 phút trước khi lọc hỗn hợp và làm ngọt với một ít mật ong.
Tránh uống rượu bia có ga vì có thể gây khó chịu thêm cho dạ dày.
Chế độ ăn BRAT giúp giảm rối loạn dạ dày
BRAT là viết tắt của: Chuối (Banana), gạo (Rice) nước sốt táo (Apple sauce) và bánh mì nướng (Toasted bread). Những thức ăn này nhẹ nhàng cho dạ dày.
Chế độ ăn giàu tinh bột và ít chất xơ, có thể có tác dụng tăng tốc độ phục hồi sau tiêu chảy.
Các loại thực phẩm khác có thể được thêm vào chế độ ăn kiêng BRAT như: Bánh quy giòn; cháo bột yến mạch; dưa hấu; khoai tây luộc... Nên bắt đầu từ từ, uống nước thường xuyên trong vài giờ đầu tiên, trước khi đưa vào các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước táo. Nếu dạ dày vẫn ổn định, có thể an toàn để thử thức ăn BRAT rắn hơn.
Những người nhạy cảm với gluten nên đảm bảo chọn các loại không chứa gluten.
Thường người bệnh sẽ an toàn nếu trở lại chế độ ăn uống bình thường hơn sau khoảng 48 giờ.
Nước dừa
Đau bụng xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm. Nước dừa tốt cho bệnh dạ dày bởi nó có chứa hàm lượng tannin dồi dào, giúp làm giảm viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày và làm giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.
Nước dừa cũng chứa nhiều khoáng chất như natri và kali, có thể giúp cơ thể bù nước nhanh chóng sau khi tiêu chảy hoặc nôn.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, nước dừa có thể cung cấp mức độ hydrat hóa tương tự như một thức uống thể thao. Nó cũng tốt cho sức khỏe hơn, không chứa thêm đường…
Các thực phẩm cần tránh
Thức ăn nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo, rất khó tiêu hóa và có thể gây kích ứng dạ dày, làm tình trạng buồn nôn trở nên trầm trọng hơn.
Ớt có chứa capsaicin, một chất hóa học có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây đau và khó chịu.
Caffeine hoạt động như một chất kích thích cơ có thể gây co thắt dạ dày và tăng nhu động ruột.
Các sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose có thể khó tiêu hóa sau khi tiêu chảy, gây đầy hơi và buồn nôn.
Chất làm ngọt nhân tạo có thể có tác dụng nhuận tràng.