THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:53

Nâng cao sức khỏe của lao động nữ trong phát triển kinh tế

 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp hoan nghênh các đại biểu đến từ các nền kinh tế APEC, từ các tổ chức quốc tế đã có mặt tại hội thảo quan trọng về Sức khỏe phụ nữ cho nền kinh tế khỏe mạnh này. “Phụ nữ chiếm 40% lực lượng LĐ tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế. Tôi tin rằng nền kinh tế chỉ có thể lành mạnh khi phụ nữ khỏe mạnh và theo quan điểm của tôi, "khỏe mạnh" ở đây có nghĩa là "sức khoẻ thể chất, tinh thần và sự hiểu biết", Thứ trưởng nói. 

Tại Hội thảo, các đại biểu cùng bàn thảo các vấn đề liên quan đến sức khỏe LĐ nữ trong phát triển kinh tế. Xét từ khía cạnh lao động, ATVSLĐ có đóng góp đáng kể cho sức khỏe phụ nữ và nền kinh tế khỏe mạnh.

Ước tính mỗi năm có gần hai phần năm triệu người chết vì nghề nghiệp và hơn ba trăm triệu vụ tai nạn. Theo ILO, chi phí kinh tế cho các tai nạn LĐ và bệnh tật được ước tính bằng 4% GDP toàn cầu. Người LĐ cũng phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng về chi phí, đau đớn và mất khả năng LĐ. 

Toàn cảnh Hội thảo về sức khỏe phụ nữ cho nền kinh tế khỏe mạnh

Theo đó, các đại biểu chỉ rõ, đây là lý do tại sao dự phòng tai nạn LĐ và bệnh tật là rất quan trọng. Và một yếu tố chính đảm bảo thành công trong dự phòng là thông tin và an toàn về ATVSLĐ, bao gồm các chỉ số, tư vấn giữa người LĐ và người sử dụng LĐ và đảm bảo các thiết bị bảo vệ cá nhân cho người LĐ.

Để nâng cao sức khỏe cho lao động nữ, các chuyên gia cho rằng, rất cần các chỉ số về ATVSLĐ để cung cấp khuôn khổ cho việc đánh giá mức độ mà người LĐ được bảo vệ khỏi những nguy cơ và rủi ro liên quan đến công việc. Cùng với đó, sự nhạy cảm về giới trong thu thập dữ liệu về ATVSLĐ, được chứng minh bằng các dữ liệu phân tích theo giới tính cũng rất cần thiết cho nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch chiến lược, và thực hiện, giám sát, đánh giá các chương trình và dự án nhạy cảm về giới. 

Do đó, theo các đại biểu, nếu không có dữ liệu phân tích theo giới tính, phản ánh vai trò, tình huống thực tế và điều kiện của phụ nữ và nam giới trong các bối cảnh khác nhau thì khó xác định được mối nguy và nguy cơ và loại hình thương tích và bệnh nghề nghiệp đặc biệt ảnh hưởng đến giới tính.

Vì thế, các đại biểu cho rằng, các nhà tuyển dụng cần quan tâm chia sẻ, trang bị các kiến thức cho người LĐ nói chung, LĐ nữ nói riêng về sự an toàn và sức khoẻ của họ. Để đảm bảo rằng LĐ nữ được tham vấn và tham gia vào việc ra quyết định ATVSLÐ, các tổ chức LĐ nên khuyến khích các thành viên nữ tham gia vào các ủy ban ATVSLĐ cũng như xem xét các nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như thời biểu làm việc không mâu thuẫn với phụ nữ và trách nhiệm gia đình của nam giới. Cũng theo các đại biểu tại Hội thảo, ngoài việc tư vấn với tất cả người LĐ, người sử dụng LĐ cần đảm bảo rằng trang thiết bị và dụng cụ lao động phản ánh các đặc tính cơ thể của dân số LĐ thực tế và phù hợp với cả hai giới tính. Cả nam lẫn nữ công nhân nên tham gia vào việc lựa chọn các thiết bị bảo vệ cá nhân, và được đào tạo về ATVSLĐ một cách thích hợp.

Từ đó, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp bày tỏ, từ các vấn đề được bàn thảo tại hội thảo này, Việt Nam sẽ có cơ hội trao đổi thông tin về kinh nghiệm thực hiện và các bài học kinh nghiệm trong việc đảm bảo ATVSLÐ cho LĐ nữ, vì sự tham gia có hiệu quả của họ vào nền kinh tế, góp phần vào việc tạo ra tính năng động mới và thúc đẩy sự chia sẻ Tương lai của APEC.

“Tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa để  hợp tác APEC mang tính thực tiễn và có lợi cho tất cả phụ nữ, đảm bảo không phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau tăng trưởng kinh tế và xã hội. Và hơn hết, phụ nữ có thể đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế của các nền kinh tế APEC”, Thứ trưởng Diệp nhấn mạnh

 

Sáng kiến dài hạn “Phụ nữ khỏe mạnh, Kinh tế phát triển” (HWHE) của APEC nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khoẻ phụ nữ, gồm: bị quấy rối tình dục, chấn thương LĐ, thiếu chính sách hỗ trợ cho việc chăm sóc gia đình...

Trước đó, năm 2015, APEC đã bắt đầu thảo luận Bộ hướng dẫn của sáng kiến HWHE bao gồm những phương án và hành động mà các nước có thể thực hiện để đạt được mục tiêu. Bộ hướng dẫn này tập trung vào 5 lĩnh vực: an toàn sức khoẻ và an toàn lao động, nhận thức về tiếp cận dịch vục chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và tình dục, bạo lực giới và cân bằng cuộc sống/công việc.

 

THANH NHUNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh