THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:45

Nâng cao an toàn lao động trong nghề đặc thù

 

Kiểm tra công tác ATLĐ trong ngành khai thác khoáng sản ở Đắk Lắk.

 

 Liên tục trang bị kiến thức an toàn cho NLĐ

 Theo Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk, đến đầu tháng 7/2015, Sở đã tổ chức hàng chục đợt tuyên truyền kiến thức ATLĐ đến các doanh nghiệp và các địa phương. Những lớp tập huấn bổ ích cũng đã được nhiều địa phương và doanh nghiệp mở ra để cung cấp kiến thức cho NLĐ.

Vì thế, năm 2015 đã hạn chế được rất nhiều tai nạn đáng tiếc. Hết tháng 6/2015, chỉ xảy ra chưa đến 10 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Hiện, toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 7.192 doanh nghiệp và hợp tác xã đăng ký sản xuất, kinh doanh; trong đó có 5.870 doanh nghiệp, hợp tác xã còn hoạt động. Cũng trong 6 tháng qua, tỉnh Đắk Lắk cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án.

Cùng với sự lớn mạnh và phát triển các doanh nghiệp thì công tác bảo đảm ATVSLĐ luôn được chú trọng. Đặc biệt là tại các doanh nghiệp có môi trường làm việc đặc thù như: Ngành điện, cơ khí, khai thác đá. Vì trong quá trình lao động, dù ở trong điều kiện nào vẫn có thể phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc bệnh tật, bệnh nghề nghiệp.

Đây cũng là một trong những việc làm cần thiết nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc Cty cổ phần khoáng sản Đắk Lắk khẳng định: “ATLĐ phải luôn gắn với sự phát triển của doanh nghiệp. Có như thế mới tạo nên sự bền vững và kích thích sự gắn bó, cống hiến của NLĐ cho doanh nghiệp của mình. Khi NLĐ luôn có cảm giác an toàn, được chăm lo thì họ sẽ xem doanh nghiệp như chính ngôi nhà thứ hai của mình vậy”.

Cty Điện lực Đắk Lắk còn có cách làm sáng tạo và nghiêm ngặt nữa là tổng hợp biên soạn bộ câu hỏi và lời giải về những kiến thức ATVSLĐ, pháp luật BHLĐ, PCCN, xử lý tình huống và quy trình an toàn điện là những kiến thức căn bản nhất mà với kỹ sư, công nhân và những đối tượng làm việc có liên quan trong ngành điện phải nắm được và áp dụng xuyên suốt trong quá trình công tác.

Sau khi biên soạn và ban hành, công ty tổ chức sát hạch và kèm theo việc ban hành quy định các cá nhân không đạt kết quả sát hạch sau 2 lần kiểm tra sẽ không được dự thi nâng bậc, không xét bất kỳ thành tích gì trong năm. Từ việc áp dụng quy định này, hầu hết CBCNV đều chủ động tích cực học tập để đạt được kết quả cao. Số vụ tại nạn lao động cũng từ đó mà giảm hẳn.

 Kiểm tra nghiêm ngặt môi trường làm việc

Cùng với việc kiểm tra nghiêm ngặt môi trường lao động trong các ngành đặc thù, Sở LĐ-TB&XH cũng đã in sao đĩa CD tuyên truyền về ATVSLĐ cấp cho các huyện, thị xã, thành phố để phát rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của địa phương.

Công tác kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp, đơn vị luôn được tiến hành nghiêm túc. Nhìn chung, qua kiểm tra, về cơ bản, các đơn vị trực thuộc đã thực hiện nghiêm các nội quy, quy định về ATVSLĐ-PCCN. Cụ thể, các đơn vị đã chủ động nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động về ATLĐ, vệ sinh lao động cho NLĐ theo quy định, có biện pháp xử lý nghiêm đối với NLĐ vi phạm qui định về ATLĐ-VSLĐ, xây dựng và niêm yết các quy trình vận hành an toàn trên từng máy, thiết bị, vật tư, hóa chất có nguy cơ gây cháy nổ.

Từ năm 2014 đến nay, Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra tại hơn 20 doanh nghiệp về ATVSLĐ - PCCN. Song song với việc kiểm tra, đôn đốc bảo đảm công tác ATLĐ, Sở LĐ-TB&XH còn phối hớp với các ngành y tế, xây dựng, công thương, NN&PTNT cùng đẩy mạnh thanh kiểm tra chuyên ngành về VSLĐ, bệnh nghề nghiệp tại gần 200 doanh nghiệp; việc chấp hành các quy định trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại nhiều đơn vị khai thác khoáng sản.

Hà Đạo

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh