CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:24

Choáng với thu nhập khủng của người làm mứt gừng Kim Long

Những ngày cuối năm, chủ các cơ sở sản xuất mứt gừng truyền thống ở phường Kim Long, TP Huế rất phấn khởi khi mứt gừng được thị trường tiêu thụ mạnh vào dịp cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Tại cơ sở làm mứt gừng truyền thống do bà Nguyễn Thị Nguyệt làm chủ có đến 10 nhân công đang thực hiện các công đoạn làm mứt gừng. 

Bà Nguyệt cho biết, đến nay gia đình bà đã có 3 đời làm mứt gừng. “Để có được gừng thơm, tươi, chúng tôi phải đặt mua gừng trồng ở đồi Tuần, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Gừng sau khi được cạo vỏ sạch sẽ được bào thành lát mỏng, ngâm nước cho đỡ cay. Đặc biệt, trong công đoạn làm trắng gừng, chúng tôi chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên là chanh và quất chứ không dùng phẩm màu và chất bảo quản để giữ sự thơm ngon của mứt gừng”, bà Nguyệt chia sẻ kinh nghiệm.

Mứt gừng Kim Long được đóng gói đưa đi tiêu thụ khắp mọi miền đất nước.

Theo các hộ dân, để làm nên mứt gừng thành phẩm, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: gọt vỏ, bào mỏng, luộc gừng, ngào đường, bắt mứt, đóng gói... Trong đó, công đoạn xào gừng trên bếp lửa được xem là khâu quyết định mứt ngon hay dở.

Ông Trần Hữu Nam cho biết, vụ Tết năm nay gia đình ông sản xuất 3-4 tấn mứt gừng. Ngoài địa bàn Thừa Thiên - Huế, ông còn cung cấp mứt gừng đi các tỉnh phía Bắc và phía Nam. 

Mứt gừng Kim Long có hương vị thơm, ngon đặc biệt nên giờ đây đã trở thành thương hiệu, được các siêu thị ở TP Huế lựa chọn bày bán cho khách hàng. Tuy nhiên, do nghề làm mứt gừng chỉ “đỏ lửa” vào mỗi vụ Tết nên từ hàng chục hộ dân làm nghề, đến nay theo thống kê của UBND phường Kim Long thì chỉ còn chưa đầy 10 hộ dân theo nghề. 

Bình quân mỗi vụ Tết, các hộ dân cung ứng khoảng 50 tấn mứt gừng ra thị trường. Trước tình trạng các hộ dân bỏ dần nghề làm mứt gừng truyền thống, hiện phường Kim Long đang nỗ lực tuyên truyền, vận động các hộ dân giữ nghề sản xuất mứt gừng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh