THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:02

Một số quy định chung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, đối tượng xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt, việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

2. Đối tượng áp dụng

- Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được quy định tại Nghị định này.

- Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản được quy định tại Chương V Nghị định này.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt và thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trong Nghị định này.

3. Hình thức xử phạt

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

- Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là: Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ giả mạo;

+ Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Đình chỉ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;

+ Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng;

+ Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;

+ Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;

+ Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

ngan-chan-xu-ly-hanh-vi-mua-ban-so-bao-hiem-xa-hoi-1

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này.

- Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu hoặc buộc trả lại cho người lao động số tiền đã thu trái pháp luật của người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động; giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình.

- Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động; người học nghề, tập nghề hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

- Buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh hoặc trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật.

- Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc.

- Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động.

- Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc.

- Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm đúng công việc hoặc đúng địa điểm làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

- Buộc người sử dụng lao động gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động.

- Buộc người sử dụng lao động bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.

- Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả.

- Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình.

- Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước.

- Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.

- Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế.

- Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định.

- Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế.

- Buộc người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế.

- Buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

- Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.

- Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động.

- Buộc tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường lao động chi phí quan trắc môi trường lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.

- Buộc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp.

- Buộc hủy kết quả kiểm định và hoàn trả chi phí kiểm định cộng khoản tiền lãi của số tiền đó.

- Buộc hủy kết quả quan trắc môi trường lao động.

- Buộc người sử dụng lao động hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động.

- Buộc người sử dụng lao động nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng.

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.

- Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này.

- Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận.

- Buộc người sử dụng lao động trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Buộc người sử dụng lao động hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.

- Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

- Buộc doanh nghiệp dịch vụ bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp gây ra.

- Buộc nộp lại Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ đó.

5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

- Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Thẩm quyền xử phạt  vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

- Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

- Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

BẢO NGỌC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh