THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:26

Một số địa phương đi đầu trong triển khai Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Người dân làm thủ tục nhận trợ cấp xã hội theo nghị định 20 của Chính phủ.

Người dân làm thủ tục nhận trợ cấp xã hội theo nghị định 20 của Chính phủ.

Theo đó, Nghị định gồm 8 chương và 39 điều, trong đó có nhiều điểm mới so với Nghị định số 136 của Chính phủ ban hành năm 2013. Cụ thể, tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng từ 270 nghìn đồng lên 360 nghìn đồng/tháng; mở rộng một số nhóm đối tượng, điều chỉnh mức trợ giúp xã hội đối với một số nhóm đối tượng... Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.

Nhiều tỉnh, thành nâng mức trợ cấp xã hội

Kể từ khi Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH có hiệu lực, nhiều địa phương trên cả nước đã nhanh chóng triển khai công tác trợ giúp xã hội, tổ chức hướng dẫn tới toàn bộ cán bộ phụ trách lĩnh vực bảo trợ xã hội của các huyện, thành phố. Việc tổ chức tập huấn sẽ giúp các cán bộ nắm vững những nội dung, điều chỉnh trong Nghị định, từ đó triển khai thực hiện có hiệu quả tại địa phương.

Triển khai Nghị định số 20 của Chính phủ, đồng thời để nâng cao chất lượng chính sách đảm bảo quyền an sinh, nhiều tỉnh, thành đã ra quyết định nâng mức trợ cấp chính sách trợ giúp xã hội dựa trên mức thu nhập của địa phương. Hiện đã có 12 tỉnh, thành phố chủ động tăng mức chuẩn trợ cấp, mức trung bình khoảng 390.000 đồng/tháng, cho gần 700.000 đối tượng BTXH.

Vĩnh Phúc hiện đang dẫn đầu cả nước và cao hơn so với quy định của Chính phủ về mức chuẩn trợ giúp cho đối tượng BTXH của tỉnh là 447.000 đồng/tháng. Với hơn 43.500 người đang được hưởng lợi từ chính sách trợ giúp đối với đối tượng BTXH, tổng kinh phí chi trả trợ giúp hằng tháng là hơn 25,6 tỷ đồng. Đến tháng 10/2021, Thái Bình cũng đã thực hiện chi trả cho 112.109 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng với tổng kinh phí trên 420 tỷ đồng; 9.551 cá nhân, gia đình nhận chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng.

Sau khi mở rộng đối tượng nhận trợ cấp và nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên mức 360.000 đồng/người, tỉnh Tuyên Quang đã hướng dẫn thiết lập thêm 5000 hồ sơ mới, nâng đối tượng BTXH lên hơn 30.0000 người với tổng kinh phí trợ cấp hàng tháng trên 123 tỷ đồng/năm. Một số địa phương khác như Thanh Hoá, Đắk Lắk, An Giang, Hà Tĩnh… cũng đang áp dụng mức hỗ trợ từ 360.000 đồng. Gia Lai cũng đang đề xuất xin chủ trương UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội. Hiện toàn tỉnh Gia Lai có 35.596 đối tượng BTXH, 3.290 đối tượng nhận chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng.

Là một trong những địa phương của tỉnh Bình Định thực hiện sớm việc chi trả tiền trợ cấp xã hội theo Nghị định 20 của Chính phủ, đến nay toàn huyện Tuy Phước đã xét duyệt, phê duyệt trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng phát sinh và thực hiện điều chỉnh mức, hệ số tương ứng theo Nghị định 20 của Chính phủ cho hơn 10.390 đối tượng, với tổng số tiền thực hiện trong tháng 9, 10 và truy lĩnh hơn 15 tỷ đồng, trong đó 25 đối tượng là trẻ em mồ côi; 127 đối tượng người cao tuổi neo đơn, hộ nghèo; 4.865 đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; 5.195 đối tượng khuyết tật; 139 đối tượng đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ; 39 đối tượng khác.

Hà Nội bổ sung một số đối tượng bảo trợ xã hội ngoài quy định của Nghị định 20

Sáng 23-9, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội. Chính thức có hiệu lực từ ngày 3/10/2021, quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của Thành phố Hà Nội là 440.000 đồng/tháng. Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội gồm: 8 nhóm đối tượng tại cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; đối tượng người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo không có nguồn thu nhập không thuộc diện được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội; nhóm đối tượng đang được trợ cấp, hỗ trợ theo các chính sách đặc thù của thành phố; nhóm đối tượng đang được trợ cấp, hỗ trợ tại cộng đồng; nhóm đối tượng được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH thành phố.

Nghị quyết cũng bổ sung một số đối tượng bảo trợ xã hội ngoài quy định của Nghị định 20 và ngoài các đối tượng đang đề nghị được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo chính sách đặc thù của thành phố. Cụ thể: Trẻ em, người từ đủ 16 đến dưới 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề, học tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, học cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thuộc trường hợp: Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Có cha hoặc mẹ là người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và người còn lại thuộc trường hợp: Bị tuyên bố mất tích; đang chấp hành án phạt tù tại trạm giam... Người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp nhận, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH: Người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; người nhiễm HIV/AIDS; từ đủ 16 tuổi trở lên đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH; Trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp; trẻ em có nguy cơ bị bạo lực gia đình; bị xâm hại tình dục, thân thể...

Theo Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội, tính đến hết ngày 30/9, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ được hơn 282.000 người trong nhóm đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí hơn 282 tỷ đồng.

Bài và ảnh: Xuân Quang

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh