THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:53

Mỗi năm sẽ đào tạo nghề trên 1 triệu lao động nông thôn

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg Huỳnh Văn Tí chủ trì cuộc họp.

Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2016 – 2020 là khoảng 5.500.000 lao động (1,4 triệu người học nghề nông nghiệp và 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp); trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo chính sách của Đề án khoảng 3.840.000 người.

Theo đó, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1.100.000 LĐNT, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 760.000 người. Sau đào tạo có từ 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm). Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn này khoảng 12.500 tỷ đồng (riêng ngân sách Trung ương là 7.200 tỷ đồng)…

Đại diện Tổng cục Dạy nghề báo cáo tại cuộc họp.

Năm 2016 là năm đầu tiên đào tạo nghề cho LĐNT được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mặc dù Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg đã có nhiều nỗ lực, cố gắng song kết quả trong 8 tháng đầu năm, cả nước có gần 400.000/950.000 LĐNT học nghề (đạt 42% kế hoạch), trong đó gần 200.000 người được hỗ trợ học nghề; ước thực hiện trong năm 2016 sẽ hỗ trợ học nghề cho khoảng 479.7000 người trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Dự kiến kế hoạch trong năm 2017 sẽ đào tạo cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 700 nghìn lao động nữ, LĐNT, người khuyết tật với tổng kinh phí trên 2.750 tỷ đồng… 

Cũng theo Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, khó khăn, vướng mắc hiện nay là hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ kinh phí chậm; cả nước mới có 62/63 địa phương bố trí kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016. Tổng kinh phí bố trí từ ngân sách Nhà nước là 496.140 triệu đồng, bao gồm: ngân sách Trung ương là 226.987 triệu đồng (bằng 45,4% năm 2015), ngân sách địa phương là 269.155 triệu đồng. Trong đó có những địa phương bố trí kinh phí rất thấp là: Phú Thọ 8%, Sơn La 11%, Kon Tum 20%, Ninh Bình 22%...riêng tỉnh Bình Phước chưa bố trí kinh phí đào tạo nghề cho LĐNT.

Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1.100.000 LĐNT, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 760.000 người. 

Để khắc phục những khó khăn trên, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg đã đưa ra đề xuất là UBND các tỉnh cần phải căn cứ nhu cầu học nghề của LĐNT, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, khả năng cân đối các nguồn kinh phí và trên cơ sở thực tế triển khai công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Đồng thời chỉ đạo rà soát và phê duyệt điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2016 – 2020 của địa phương, xác định cụ thể chỉ tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo nghề đối với LĐNT, người khuyết tật, lao động nữ hàng năm; phê duyệt kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo đối tượng, chính sách quy định đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần rà soát lại danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng để phê duyệt lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động, yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững.

Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách của địa phương, thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương của Đề án; xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng; huy động, bố trí các nguồn vốn để bổ sung quỹ hỗ trợ việc làm cho LĐNT sau học nghề vay vốn phát triển sản xuất, đảm bảo hiệu quả bền vững sau học nghề…

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg Huỳnh Văn Tí  phát biểu tại cuộc họp.

Với tư cách là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí nhấn mạnh: Thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ xây dựng và hoàn thiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, đảm bảo các điều kiện hoạt động, giám sát; tiếp tục phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.  

Bộ LĐ–TB&XH chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành điều phối, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm và 5 năm để triển khai thực hiện. Đồng thời, chủ trì chỉ đạo và chịu trách về việc tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT, hướng dẫn và tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho LĐNT. 

Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, thực hiện trong 11 năm (2010 - 2020) với mục tiêu: Dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu LĐNT. Trong đó, hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách của Đề án. Đào tạo, bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ, công chức xã. Mục tiêu bình quân chung đặt ra là mỗi năm có 900 nghìn LĐNT học nghề và 100 nghìn cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng.


THANH NGỌC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh