THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:05

Thừa Thiên Huế: Dân ổn định đời sống nhờ nuôi cá trên lòng hồ thủy điện

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Bình Điền

Trước đây, người dân vùng chỉ biết cặm cụi với nghề đi rừng: từ khai thác mây, tre, lá nón hoặc đi thuê làm te (cưa chặt, bóc vỏ và bốc vác keo thương phẩm) cho đến phá rừng… Do đó, thu nhập của họ thường xuyên bấp bênh, không ổn định. Tuy nhiên, từ 2 năm trở lại đây, trên vùng lòng hồ thủy điện Bình Điền đã xuất hiện mô hình nuôi cá lồng với các loại cá nước ngọt, như: cá diêu hồng, cá trắm cỏ,… có giá trị kinh tế cao, đã giúp người dân địa phương từng bước cải thiện kinh tế, ổn định đời sống.

Ông Đặng Đuôi, một người gắn bó với nghề rừng lâu năm, có thể nói ông nắm rõ từng lối đi trong nhiều cánh rừng. Tuy nhiên hiện nay, ông đã từ bỏ nghề cũ và chuyển qua nuôi cá lồng trên hồ thủy điện. Khi trao đổi với chúng tôi, ông Đuôi cho rằng nghề này nhàn hạ hơn nhiều và có tiền tích lũy nuôi con ăn học được. Đặc biệt ông còn được dự án của thị xã Hương Trà hỗ trợ mô hình nuôi cá trắm cỏ với nguồn vốn ban đầu khoảng 4 triệu đồng.

Bà Lê Thị Búp, một chủ lồng nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Bình Điền kể: “Ngày trước cả 2 vợ chồng tôi đều làm nghề đi rừng nhưng thấy nghề cực quá. Sau đó tôi đã tự đi tìm tòi, học hỏi rồi đi vay mượn tiền với các chị em trong xóm làng, vay vốn ngân hàng về đầu tư nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện này. Đến nay, gia đình tôi đã gắn với nghề nuôi cá lồng được 2 năm.”

Còn ông Phạm Đức Anh cũng là 1 chủ lồng khác thì cho biết: “Nhận thấy các hộ gia đình nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Bình Điền làm ăn được, thế là tôi cũng học theo để phát triển kình tế.”

Mô hình nuôi cá lồng đã giúp nhiều hộ có thu nhập cao

Được biết hiện tại trên lòng hồ thủy điện Bình Điền có khoảng 50 hộ gia đình ở 2 xã Bình Điền và Bình Thành tham gia chăn nuôi, sản xuất. Trong đó, có 32 bè nổi nuôi cá diêu hồng đã được các hộ dân địa phương tạo lập từ hai năm trở lại đây. Mỗi bè nổi như thế có từ 10 đến 18 ô nhỏ, mỗi ô rộng chừng 20m2. Theo người dân cho biết, nghề nuôi cá lồng không quá khó, nhưng cũng đòi hỏi sự chăm sócthường xuyên của chủ nuô.

Về kỹ thuật, cứ cách nhau khoảng 2 tháng lại thả một lứa cá từ 5 đến 10 ô. Như vậy, cá thương phẩm sẽ không thiếu để xuất ra cho thị trường tiêu thụ. Theo ước tính của người nuôi cá lồng, thì nghề này ổn định hơn, không nhọc nhằn như nghề đi mây, đi rừng trước đây. Nếu vay khoảng 400 triệu đầu tư nuôi cá lồng, chỉ trong vòng hai năm không gặp sự cố, người nuôi đã cơ bản trả hết nợ và có tiền tích lũy.

Sau hơn 8 năm tích nước, đi vào khai thác, trên vùng lòng hồ thủy điện Bình Điền, một mô hình mới đã, đang phát huy tác dục. Nó đã giúp giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, ổn định đời sống của người dân địa phương. Thêm vào đó là giảm hẳn những tác động tiêu cực vào rừng đầu nguồn,…

Video mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Bình Điền


THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh