CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:14

Mô hình “Một điểm đến” lồng ghép với tư vấn việc làm ở Kiên Giang

 

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc Sở Lao động - TB&XH và Cục Việc làm – Bộ Lao động - TB&XH,Trung tâm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Hiện nay, trụ sở làm việc của đơn vị đã được đầu tư xây dựng rộng rãi, trang thiết bị hiện đại đáp ứng với nhu cầu công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ CC-VC-NLĐ đều có trình độ từ đại học, trẻ, nhiệt tình, năng nổ, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới nên công tác giới thiệu việc làm gặp không ít khó khăn. Số lao động thất nghiệp, đăng ký thất nghiệp; nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp; thông báo quá trình tìm kiếm việc làm hàng tháng ngày càng tăng nhưng thiếu yếu tố tác động tích cực cho người lao động sớm quay lại thị trường lao động. Như vậy đồng nghĩa với việc không sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội; người lao động rất mù mờ về kỹ năng tìm kiếm việc làm như: thông tin về thị trường lao động; đơn giá tiền lương tối thiểu vùng; năng lực của bản thân; tâm lý xin việc sau khi bị thất nghiệp; kỹ năng tham dự phỏng vấn… cho nên lao động thất nghiệp tìm được việc làm sau khi thất nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục điều đó, viên chức của Trung tâm phải tư vấn cho từng lao động nên rất mất thời gian.

 

 Xuất phát từ những khó khăn trên Trung tâm đã nghiên cứu tư vấn giới thiệu việc làm lồng ghép mô hình “một điểm đến”. Mô hình “một điểm đến” nhằm chủ động tư vấn, tiếp nhận hồ sơ tại một điểm và liên kết với các tổ chức, bộ phận khác để giải quyết đồng bộ, thống nhất hồ sơ của lao động theo trình tự: Tư vấn - xác định nhu cầu - tiếp nhận hồ sơ - kiểm tra và thẩm định - giải quyết - trả kết quả - tư vấn theo dõi tình trạng việc làm - kết thúc. Đây là mô hình nhằm đảm bảo tối đa tiện ích và dịch vụ cho lao động. Vì vậy mà mô hình đã đề ra các giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện. Trước tiên là việc thay đổi quy trình giải quyết chính sách thất nghiệp.Trung tâmbố trí nhân viên đủ năng lực ở khâu tiếp nhận hồ sơ lao động đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để tư vấn.

Đối với những lao động trước khi nghỉ việc có mức lương, điều kiện làm việc… tốt hơn những vị trí việc làm Trung tâm đang cần tuyển cho doanh nghiệp thì chuyển cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy trình; những lao động trước khi nghỉ việc có mức lương, điều kiện làm việc… thấp hơn những vị trí việc làm Trung tâm đang cần tuyển cho doanh nghiệp thì tập trung tư vấn cho lao động  biết về thời gian, quyền lợi, vị trí việc làm…Nếu người lao động chấp nhận vị trí việc làm mới do Trung tâm giới thiệu, chuyên viên tư vấn sẽ trang bị một số thông tin về doanh nhiệp tuyển dụng, kỹ năng tham dự phỏng vấn cho người lao động; nếu vì lý do nào đó người lao động không đồng ý tìm việc làm ngay thì chuyên viên tư vấn chuyển hồ sơ sang bộ phận tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy trình.

Tiếp đến là xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng mềm cho lao động. Mục đích là giúp người lao động đang tìm kiếm việc làm điều chỉnh thái độ, hành vi đúng với tác phong của một người cần việc làm, phát huy hết năng lực của bản thân… giúp người lao động tạo được niềm tin cho người sử dụng lao động.Thứ ba là bồi dưỡng kỹ năng mềm cho lao động thất nghiệp. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi kiểm tra hồ sơ và viết giấy hẹn theo quy định.

Trung tâm sẽ ấn định ngày, giờ để người lao động tập trung nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; tùy vào số lượng lao động đến đăng ký thất nhiệp, phân nhóm ngành nghề của lao động thất nghiệp, tổ chức thành 01 hay nhiều đợt cho phù hợp; tập trung bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng mềm cho người lao động như: thông tin về thị trường lao động; xu hướng thị trường lao động; đơn giá tiền lương tối thiểu vùng; năng lực của bản thân; tâm lý xin việc sau khi bị thất nghiệp; kỹ năng tham dự phỏng vấn; thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp; thông tin về các ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo; chính sách hỗ trợ người lao động thao gia học nghề của Bảo hiểm thất nghiệp và sau đó trao quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Qua hơn 04 năm thực hiện mô hình, số lao động thất nghiệp được tư vấn và quay lại ngay thị trường lao động mà không làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp là 362 người (trước đây là không có).Số người tham gia học nghề tăng nhanh qua các năm; số lao động quay lại thị trường lao động (nhận trợ cấp một lần) tăng gấp 3 lần so với trước đây.Hầu hết lao động đến Trung tâm đều được trang bị kỹ năng mềm. Có thể nói, mô hình “một điểm đến” lồng ghép với tư vấn giới thiệu việc làm, đã phát huy ưu điểm và được báo cáo trước Hội thảo các Trung tâm Giới thiệu việc làm khu vực Đông - Tây Nam Bộ tháng 09/2014 và được Cục Việc làm đánh giá cao. Đây là một trong những mô hình “dân vận khéo” đã được Đảng ủy sở Lao động-Thương binh và Xã hội công nhận và là điển hình tại Hội nghị điển hình tiên tiến của ngành lần thứ III giai đoạn 2015-2020.

Ngô Thị Thà

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh