THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 01:23

Mô hình can thiệp bệnh tự kỷ có hiệu quả

 

 Sau gần 9 năm hoạt động (2006 đến 2014) trường đã can thiệp cho gần 600 trẻ RLPTK và các trẻ rối loạn phát triển khác trên địa bàn Hà Nội và các địa phương khác.

Nhờ phương pháp giáo dục phù hợp nhiều trẻ em ở trường tránh được bệnh tự kỷ

  Cô Đỗ Thị Thảo, Trưởng bộ môn giáo dục trẻ KTTT và trẻ tự kỷ (Khoa GDĐB, ĐHSP Hà Nội) đồng thời cũng là người sáng lập Trường MN Ánh Sao Mai tâm sự: “Trường MN Ánh Sao Mai ra đời bằng sự tâm huyết, sáng tạo của những người say mê sự nghiệp trồng người. Bằng những tâm hồn yêu trẻ, tấm lòng nhân đạo, chúng tôi mong muốn và quyết tâm đem lại những điều tốt nhất cho trẻ và tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh khi gửi con mình tại Ánh Sao Mai”. 

Thực tế cho thấy, nhà trường đã tiến hành đánh giá phát hiện tật, đánh giá sự phát triển, tư vấn phụ huynh,  CTS và GDĐB. Phối hợp cùng các chuyên gia giáo dục tổ chức các khoá tập huấn nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật nói riêng cho giáo viên mầm non hoà nhập trên địa bàn quận và phường ở Hà Nội. 

Giờ học của trẻ tại nhà trường

Cô Đỗ Thị Thường, Hiệu trưởng cơ sở 1 Trường MN Ánh Sao Mai cho biết:  “Nhà trường luôn phấn đấu trở thành một trường chất lượng CTS giáo dục, áp dụng nguyên tắc giáo dục sớm để tối ưu hóa nhận thức, kỹ năng, tính khí và tiềm năng cho trẻ thông qua việc điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp cho phù hợp với đặc điểm của từng trẻ.” “Trường MN Ánh Sao Mai là mô hình trường mầm non đặc biệt được thiết kế dựa trên sự tích hợp của các nguyên tắc giáo dục mầm non và GDĐB. Theo đó, mỗi phòng học, mỗi khu vực chức năng đều được thiết kế để trẻ dễ tiếp cận nhất, đó là thiết kế có cấu trúc. Điều này phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ RLPTK”, cô Thường cho biết thêm .

Chia sẻ với cô trò nhà trường, Liên Đoàn võ thuật cổ truyền Hà Nội đã đến thăm tặng quà cho trẻ trường Ánh Sao Mai. 

Theo các chuyên gia nghiên cứu đánh giá, mô hình CTS của nhà Trường Ánh Sao Mai hình thức này cung cấp dịch vụ cho trẻ và gia đình tại trường. Tại đây, các gia đình sẽ nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kiến thức, kỹ năng, những lời khuyên về cách hướng dẫn và dạy trẻ. Ưu điểm của hính thức này là các lời khuyên có ngay tại phòng tư vấn cha mẹ, đây là địa điểm phù hợp để hướng dẫn và vui chơi, ở đó có diện tích đầy đủ và có cả đồ chơi cùng các vật liệu khác, trẻ có thể được tham gia các hoạt động với nhiều trẻ khác để tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác xã hội... 

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được đổi mới theo hướng chuyên biệt đem lại hiệu quả cao trong giáo dục trẻ em tự kỷ

Tuy nhiên, hạn chế của hình thức can thiệp này là: Tốn nhiều thời gian cho việc đi lại của các gia đình; có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và cũng tốn khá nhiều kinh phí cho việc chi trả vào việc đi lại, thuê nhà ở gần trường. Nhiều trẻ ở xa thành phố và ở các vùng nông thôn, bố hoặc mẹ các bé phải nghỉ việc để đưa trẻ lên thành phố để can thiệp, điều này ảnh ưởng rất nhiều đến cuộc sống của gia đình họ.

Trong suốt quá trình CTS cho trẻ RLPTK, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch được biểu diễn như một vòng quay liên tục. Vì vậy, nhất thiết phải coi trọng việc hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên và cha mẹ cách thức xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục chuyên nghiệp.

Cô giáo Đỗ Thị Thảo cho rằng: “Công tác CTS cho trẻ RLPTK là việc làm vô cùng khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do vậy, giáo viên CTS và cha mẹ học sinh cần kiên nhẫn, bền bỉ và luôn không ngừng trau dồi chuyên môn, sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp... để giúp công tác CTS cho trẻ RLPTK sớm đạt được thành công”. 

Hiện nay, Trường MN Ánh Sao Mai can thiệp cho 100 cháu tại trường với mô hình bán trú và 30 cháu can thiệp theo giờ. Trường có 2 cơ sở:  Cơ sở 1  69/255 Phố Vọng- Phường Đồng Tâm - quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); Cơ sở 2  Nhà  C12 , đô thị Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội. Hiệu trưởng Cơ sở 1; Cô Đỗ Thị Thường, cơ sở 2; Thầy Đinh Trung Thực, ĐT: 0436.286.051.

Phạm Tuấn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh