Màn đối đáp giữa quan tòa và 'bị cáo cướp vợ’ gây sốt mạng
- Văn hóa - Giải trí
- 23:19 - 21/03/2016
"Bị cáo" trong màn đối đáp "kinh điển" giữa quan tòa và 'tên cướp vợ' - Ảnh chụp màn hình
Cư dân mạng và một số diễn đàn giải trí đang truyền nhau clip Màn đối đáp 'kinh điển' của quan tòa và tên cướp vợ. Đây là đoạn trích trong chương trình Tòa tuyên án trên kênh VTV6.
Nhân vật chính của màn đối đáp khiến dân mạng cười ra nước mắt là Sồng A Sua, sinh năm 1998, bị khép tội hiếp dâm. Đứng trước vành móng ngựa, Sua xưng “mình” để trả lời thẩm vấn của quan tòa, khi được người này đề nghị xưng “tôi” hoặc “bị cáo”, Sua đưa ra lập luận: “Mình là dân tộc Mông, trước kia là người Mèo. Tòa gọi mình là bị cáo là sai, tòa phải gọi mình là bị mèo”.
Màn đối đáp 'kinh điển' của quan tòa và 'tên cướp vợ' trong Chương trình 'Tòa tuyên án' được phát sóng trên kênh VTV6
Khi tòa hỏi ý kiến Sua có để luật sư bào chữa cho mình không, anh lập tức hỏi lại: “Có phải trả tiền hay lợn không?”. Đến lúc nói về hành vi hiếp dâm chị Thủy, A Sua lý lẽ với tòa: “Khi tôi lấy Thủy về làm vợ, thì trời vẫn còn nắng, phải gọi là hiếp nắng chứ sao gọi là hiếp dâm?” hay “giết người mới phạm tội, tôi làm ra người thì sao phạm tội ạ?”.
Đoạn trích nhận được nhiều bình luận từ cư dân mạng. Đa số người xem cho rằng trình độ học vấn và nhận thức còn thấp của một bộ phận thanh thiếu niên miền núi chính là lý do dẫn đến tình huống bi hài trên. Nhà đài và các phương tiện truyền thông cần có nhiều hơn nữa những chương trình mang tính giáo dục như thế này nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật.
Tuy nhiên, cũng có người xem cho rằng nội dung clip chỉ là sản phẩm của tổ biên kịch, những câu đối đáp “khó đỡ” của nhân vật Sua trong phiên xử không phải là sự thật.
'Chủ tọa' và 'bị cáo' tại phiên 'Tòa tuyên án' - Ảnh cắt từ clip
|
Theo tìm hiểu Tòa tuyên án là chương trình được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2007 đến nay, nhằm tái hiện cho người xem những phiên tòa xét xử dựa trên các vụ án hình sự có thật.
Tổ sản xuất có nhiệm vụ chọn ra những hồ sơ vụ án điển hình để xây dựng thành kịch bản mang tính tuyên truyền, giáo dục cao, dễ hiểu, gần gũi với đại bộ phận dân chúng. Nguyên tắc cơ bản và quan trọng của chương trình là đổi tên địa danh, tên người để đảm bảo bí mật đời tư...
CÙNG CHUYÊN MỤC
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?
Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc