CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:54

Cây nứa ra quả: Hiện tượng hiếm hoi gây sốt dân mạng

 

 

Mới đây một số hình ảnh được cho là cây tre (nhưng thực chất là cây nứa - PV) ra quả đã được đăng tải trên facebook Linh Nguyen cùng lời chia sẻ: “Tre nhà mình có trái nè, nghe nói trăm năm tre mới ra trái một lần mà khi có trái là hạn hán đói kém xảy ra”.

Ngay sau đó, các hình ảnh này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội cùng với nhiều lời bình cho rằng đây là sự việc "rất lạ lùng", "đầy bất ngờ".

"Trước giờ mới nhìn thấy có hoa tre chứ chưa nhìn thấy quả như thế này bao giờ, thật là quá lạ lùng", thành viên Tran Ha viết.

Cùng với đó, thành viên Hoa Mai cũng cho hay, đây không phải là cây tre mà là cây nứa nhưng đã nhìn thấy hoa tre, hoa trúc, nứa nhưng quả thì đây là lần đầu tiên mới được thấy.

"Lạ quá thôi, nhưng đây là cây nứa chứ không phải cây tre vì mình ở miền núi nên mình biết rõ cây này", thành viên Hoa Mai bày tỏ.

 

Ảnh: FB Linh Nguyen.

Nhiều thành viên cũng tỏ ra hoang mang, trước thông tin của người đưa những hình ảnh này lên khi cho rằng, có thể có hạn hán, đói kém xảy ra khi cây này ra quả.

Trước thông tin này, trao đổi với chúng tôi, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, tre hay nứa đều là cây thực vật và việc ra hoa, quả là chuyện bình thường không có gì đặc biệt.

GS Lân Dũng cũng bác bỏ việc cho rằng, tre hay nứa ra quả có thể liên quan đến hạn hán, đói kém.

Còn PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, Phó trưởng phòng sinh thái thực vật, Viện sinh thái và tài nguyên môi trường cũng cho rằng, tre hay nứa ra hoa, quả là điều bình thường.

Tuy nhiên, không giống với các cây thực vật khác, tre hay nứa thường có chu kỳ ra quả rất lâu nhưng không đến trăm năm và thường trong một quần thể hẹp.

"Trước đây, chúng tôi cũng đã gặp trường hợp tre, nứa ra quả nhưng chu kỳ ra quả rất lâu và thường việc ra quả chỉ diễn ra trong một quần thể hẹp, đồng thời, nó báo hiệu cho những cây này đã già, sắp chết", PGS Sinh nói.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, ông chưa bao giờ nghe đến việc có sự liên quan giữa tre, nứa ra quả với hạn hán, đói kém có thể xảy ra.

"Đó là những thông tin không chính xác, chỉ là truyền miệng nên mọi người không nên tin vào đó. Còn tôi khẳng định, việc ra hoa, quả của tre, nứa dù không nhiều nhưng là bình thường", ông Sinh khẳng định.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh