THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:18

Vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap giá bán gấp bốn lần vải bình thường

Những sọt vải chín đỏ rực cả tuyến đường quốc lộ 

 Huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) được biết đến là “thủ phủ của vải thiều”, bởi nơi đây có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước. Không chỉ dẫn đầu về diện tích mà vải thiều Lục Ngạn còn được người tiêu dùng tin tưởng bởi chất lượng và giá cả.

Thương hiệu, chất lượng vải thiều đang được xây dựng nhờ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

Theo những người dân trồng vải thiều lâu năm tại đây cho biết:  Giống quả đặc biệt này không biết có từ khi nào nhưng nhưng vải thiều đã sớm trở thành cây chủ lực, mục tiêu chính trong quá trình định hướng phát triển kinh tế  của huyện Lục Ngạn nhiều năm nay và cả trong tương lai.

 Diện tích để trồng vải của huyện hiện tại đã hơn 30.000 ha, sản lượng thu hoạch mỗi năm gần 150.000 tấn. Vải thiều Lục Ngạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Để giữ vững và phát triển thương hiệu vải thiều giúp bà con nơi đây làm giàu nhờ loại quả này. Xác định hướng đi chính của phát triển kinh tế huyện, chính quyền địa phương nơi đây đã và đang chủ động phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học triển khai thâm canh, sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP, nhằm tạo ra sản phẩm vải thiều sạch và đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Để vải thiều có thể vươn rộng ra các thị trường khó tính và từ đó tạo mối liên kết bền vững cho bà con nông dân với thị trường tiêu thụ.

Một số người dân trồng vải của huyện Lục Ngạn cho biết: Kể từ khi chuyển từ sản xuất truyền thống sang phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng vải được đảm bảo, mẫu mã cũng đẹp hơn, quả vải nhìn đẹp và ngon, điều quan trọng hơn là giá vải cao hơn giá vải được trồng theo phương pháp truyền thống.

hàng trăm tấn vải được thu mua

Chị Nguyễn Thu Phương, một thương lái thu mua vải cho hay: Giá vải năm nay cao hay thấp đều tùy vào từng thời điểm và nhất là tùy vào loại vải trồng theo phương pháp gì. Nếu như vải được bà con trồng theo tiêu chuẩn của VietGAP, chúng tôi có thể thu mua với mức giá từ 38.000đ – 50.000đ một kg. Còn với vải bình thường thì theo giá chung, cũng tầm 8000đ – 11.000đ một kg.

Bà Nguyễn Thị Điền người dân trồng vải theo phương pháp truyền thống chia sẻ: “ Vải người ta áp dụng tiêu chuẩn VietGAP năm nay được giá cao lắm. Tuy sản lượng năm nay có giản nhưng được cái giá kéo lại. Loại vải đấy được thương lái người ta mua tận vườn không phải mang đi bán dù thấp hơn với giá ngoài chợ một chút. Còn nếu họ chở ra tận nơi để bán thì giá cũng phải 40.000đ – 45.000đ tùy từng lúc nhưng nói chung giá đấy là cao, có lãi rồi. Còn vải chúng tôi sản xuất bình thường mẫu mã đẹp lắm cũng chỉ từ 8.000đ – 11.000đ một kg, cao nhất cũng chỉ được có 15.000đ.”

Giá cao, nhưng diện tích áp dụng theo phương pháp khoa học mới chỉ ở một số xã trong vùng. Điểm nhấn nhất là thôn Kép, xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) và vũng Chũ... sở dĩ diện tích còn nhỏ, vì theo một số người dân, áp dụng theo phương thức sản xuất khoa học nhiều khâu, nhân công lớn nên chưa thể áp dụng...

Những bất cập, khó khăn của người dân trồng vải

Tuy giá vải thiều năm nay so với mọi năm có cao hơn một chút, nhưng cả vải thường và vải áp dụng phương thức sản xuất mới đều bị mất mùa, sản lượng giảm mạnh bởi cây vải chịu tác động mạnh của thời tiết.

Bà Nguyễn Thị Điền (xã Phượng Sơn) cho biết thêm: “Vải năm nay ban đầu ra hoa kết trái thì sai, dân trồng vải ai cũng phấn khởi vì nghĩ năm nay sẽ được mùa vải lớn, nhưng đến thời điểm gần thu hoạch do thời tiết nắng nóng gay gắt nên vải bị hỏng nhiều. Chỉ sau một đêm, tối hôm trước không thấy hiện tượng gì, nhưng sáng hôm sau ra xem thì thấy vải cứ thối và rụng dần, nên chúng tôi phải thu hoạch sớm để bán chứ để đến lúc thu hoạch được thì hỏng hết, sản lượng giảm xuống cũng chỉ còn tầm 50% so với năm ngoái. Nhiều người ngày đêm khóc vì vải”. Bà Điền xót xa chỉ về phía vườn vải.

vải hỏng bị loại bỏ

Vải bị hỏng do thời tiết, nên nhiều gia đình trồng vải đã phải bứt vải non bỏ đi không bán được, nếu bán thì cũng chỉ  được 2000đ đến 3000đ. Để lại sẽ ảnh hưởng đến cây và giống sẽ bị chết, sâu bệnh.

Không chỉ gặp khó khăn về thời tiết mà người trồng vải còn bị các thương lái ép giá. Người dân trồng vải Lục Ngạn cho biết, giá cả lên xuống thất thường phụ thuộc vào thương lái. Họ mua đủ thì đánh giá tụt còn thiếu lại tăng lên.

Không những bị thương lái ép giá ( một ngày có thể chênh lệch vài giá theo từng giờ) mà những thương lái còn tính bù trừ. Chị Huyền cho biết: “ Gía thì bị ép, họ còn tính bù trừ, tươi cân được một tạ thì họ trừ đi 10 kg, lại còn phải cho tiền người khênh hộ vải xuống với người xin vải rụng. Nói chung chúng tôi làm được quả vải cũng vất vả không kém hạt thóc”.

nhiều dịch vụ ăn theo xuất hiện

Người dân Lục Ngạn mong chính quyền địa phương có những biện pháp hỗ trợ trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm ổn định và có những giải pháp, tư vấn cho bà con, giúp bà con tránh được thiệt hại do thời tiết.  Để thương hiệu vải Lục Ngạn phát triển mạnh hơn nữa.

Từ ngày 24 đến 30/6/2016, Sở Công Thương Bắc Giang, Sở Công Thương Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, Siêu thị Bic C Thăng Long phối hợp tổ chức tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội. Đây được coi là một hành động thiết thực, để giúp quảng bá vải thiều Lục Ngạn và tạo điều kiện cho người tiêu dùng được mua những trái vải thiều Lục Ngạn chính gốc.

Phạm Sỹ/Lao Động và Xã Hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh