CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:32

Lời cảnh báo: Cẩn trọng với một số hình thức lừa đảo sau dịp Tết

Du xuân giá rẻ có thật sự rẻ?

Dịp đầu năm là thời gian mà nhiều người dành cho việc du xuân cùng gia đình và bạn bè. Thế nhưng đánh vào tâm lý ham rẻ của nhiều người, các voucher, combo du lịch được rao bán trên mạng với nhiều mức giá khác nhau với không ít chiêu trò và thủ đoạn lừa đảo. Cùng Lời cảnh báo nhận diện một số chiêu thức đang lan tràn vào thời điểm hiện tại như: Với chỉ 3 triệu đồng cho 2 người đi du lịch Quảng Bình từ TP.HCM bao gồm vé máy bay khứ hồi cùng nhiều tiện ích chăm sóc sức khoẻ, ăn uống và đi lại khiến cho không ít khách hàng sập bẫy khi chuyển tiền mua tour. Khi đã nhận được tiền thì người bán combo du lịch sẽ chặn mọi liên lạc với người mua.

1

Trả lời chương trình về hiện tượng này thì ông Trần Xuân Cương – Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Quảng Bình cho biết: “Sau thời điểm dịch bệnh tạm bình ổn, nhiều đơn vị du lịch đã tổ chức nhiều phương thức giảm giá tour để kích cầu du lịch. Tuy nhiên mức giá thường phải phù hợp với giá vé máy bay, các dịch vụ lưu trú cũng giảm giá nhưng không giảm quá rẻ để đảm bảo chất lượng dịch vụ được giữ vững. Cho nên khi có bất cứ voucher hay combo với giá quá rẻ nào được rao bán. Người mua nên cẩn trọng với các thông tin và độ xác thực của họ đưa ra.” Hiện nay, các gói kích cầu du lịch thường được tung ra trong mùa thấp điểm, còn dịp cao điểm như hiện nay thường sẽ có thêm phụ thu hay chi phí đi kèm. Với hình thức đặt mua tour trực tuyến, thanh toán trước khi đi đã khiến đối tượng lừa đảo lợi dụng sơ hở để trục lợi.

Lời khuyên của chương trình chính là việc cần tìm hiểu kỹ thông tin của các voucher, combo du lịch giá rẻ và các thông tin của người bán hay đơn vị cung cấp dịch vụ. Không thể có một mức giá rẻ chênh lệch lớn so với giá sàn được bởi giá trị của các sản phẩm du lịch đều có những tiêu chuẩn riêng. Nếu không có thời gian và dữ liệu để kiểm tra độ xác thực của một gói du lịch giá rẻ thì tốt nhất nên tìm mua từ các đơn vị du lịch lữ hành uy tín.

Khi ảnh, video trở thành công cụ để lừa đảo

Những số trước, Lời cảnh báo có nội dung về những ứng dụng chỉnh sửa ảnh, video chứa mã độc nhằm ăn cắp dữ liệu thông tin cá nhân trên máy điện thoại. Trong tháng 2, chương trình tiếp tục đưa đến khán giả hình thức lừa đảo khác tinh vi hơn đó là việc các đối tượng lừa đảo sử dụng các phần mềm chỉnh ảnh để chỉnh sửa các hoá đơn điện tử của ngân hàng khi giao dịch, làm giả các hoá đơn này với giá chỉ vài chục ngàn đồng. Đối tượng bị bọn chúng nhắm đến thường là người bán và mua hàng online. Chúng sẽ chọn những sản phẩm dễ bán, có giá trị cao nhưng bán với giá rẻ để lừa đảo. Vì thiếu kiểm chứng nên không ít người đã rơi vào bẫy.

5

Hình thức tiếp theo chính là nhiều người bán hàng vì muốn bán được sản phẩm mà sử dụng video của người nổi tiếng, các chuyên gia, các bác sĩ để cắt ghép, lồng tiếng với nội dung quảng cáo, trải nghiệm về sản phẩm của mình. Có thể thấy nhiều nhất chính là các video hình ảnh thầy thuốc gia truyền trị đau xương khớp, chữa bệnh tiêu hoá trên youtube có hình ảnh thầy thuốc, các trải nghiệm của bệnh nhân. Tuy nhiên khi mua về thì bệnh càng nghiêm trọng hơn vì thuốc trôi nổi, không có nguồn gốc rõ. Công nghệ chỉnh sửa – biên tập video ngày nay rất phát triển sẽ làm cho người xem khó phân biệt được thật – giả.

Lời khuyên của chương trình chính là cần nâng cao cảnh giác khi nhận được các hoá đơn chuyển khoản, cần chắc chắn tiền đã có trong tài khoản thì mới thực hiện các giao dịch tiếp theo. Đối với các video cắt ghép nói về sản phẩm của những người nổi tiếng, người xem cần xác minh độ chân thực của chúng thông qua trang cá nhân chính thức của họ hoặc tính minh bạch của chúng trên các phương tiện truyền thông.

Chương trình “Lời cảnh báo” lúc 19h50 tối thứ Hai và thứ tư trên THVL1 sẽ có thêm những kiến thức phòng tránh các chiêu thức lừa đảo sau dịp Tết.

Trần Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh