THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:48

Lo ngại dịch COVID-19, tiền tệ châu Á đồng loạt giảm giá

Theo TTXVN, các đồng nội tệ của Trung Quốc, Australia, New Zealand, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đều có chiều hướng giảm giá, trong đó đồng AUD (Australia) ghi nhận mức thấp mới trong vòng 11 năm qua. Đồng won của Hàn Quốc cũng giảm gần 1%, xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Trong khi đó, bất ổn chính trị tại Malaysia đã gây áp lực lên đồng nội tệ nước này và khiến đồng ringgit giảm 0,6%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2019. Đồng yen của Nhật Bản sau khi phục hồi nhẹ vào cuối tuần trước, hiện đang giao dịch không đổi ở mức 111,55 yen/USD do các nhà đầu tư châu Á lo ngại tính an toàn của đồng tiền này trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Nhật Bản.

Các nhà phân tích thuộc Ngân hàng Barclays của Anh cho biết phản ứng của các thị trường đối với dịch bệnh COVID-19 đang phân biệt các đồng tiền "dễ nhiễm virus" với các đồng tiền còn lại. Theo đó, tài sản được định giá bằng đồng USD có sức hấp dẫn. Các chuyên gia nhận định trên thực tế COVID-19 không tác động đến tăng trưởng của Mỹ vì nước này có ít ca nhiễm và mức độ phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc thấp. Hiện đồng USD đang tăng giá trở lại, theo đó, tỷ giá so với đồng euro ổn định ở mức 1,0827 USD đổi 1 euro và đồng bảng Anh ở mức 1,2946 USD đổi 1 bảng.

Theo số liệu của Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), trong ngày 23/2, tại Trung Quốc đại lục có 409 ca nhiễm mới và 150 ca tử vong do COVID-19. NHC cho biết số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đại lục trong ngày 23/2 đã giảm so với 648 ca trong ngày 22/2. Ngoài ra, ngày 23/2 cũng là ngày thứ 6 liên tiếp tỷ lệ khỏi bệnh và được xuất viện tính trong một ngày nhiều hơn số ca nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh tại Italy, Hàn Quốc và Iran lại tăng mạnh cuối tuần qua. Tính đến sáng 24/2, Hàn Quốc ghi nhận 763 ca nhiễm, theo đó Hàn Quốc trở thành nước có tổng số ca nhiễm cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, Italy có hơn 150 người nhiễm và Iran hơn 40 ca. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ quan ngại về số ca nhiễm tăng không có mối liên hệ rõ ràng với tâm dịch ở Trung Quốc.

Còn theo tờ Kinh tế và Đô thị có bài: "Chứng khoán châu Á, Phố Wall bừng sắc xanh khi số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc giảm kỷ lục"

Lo ngại dịch COVID-19, tiền tệ châu Á đồng loạt giảm giá - Ảnh 2.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên 3.386,15, vượt qua mức cao mọi thời đại trong phiên 19/2.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/2 nhờ được hỗ trợ từ số liệu báo cáo cho thấy ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc giảm kỷ lục và kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc báo cáo 114 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 19/2, trong khi chỉ có 349 ca nhiễm mới tại tỉnh Hồ Bắc, giảm mạnh so với con số hơn 1.600 ngày trước đó và là ghi nhận thấp nhất kể từ ngày 25/1.

Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cho vay từ ngày 20/2, cùng với một loạt các biện pháp hỗ trợ tài chính và tiền tệ trong những tuần gần đây nhằm hạn chế tác động của dịch COVID đối với nền kinh tế.

Đầu tuần này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản đối với khoản vay trung hạn trị giá hơn 200 tỷ Nhân dân tệ (28,6 tỷ USD).

Nhờ các thông tin tích cực trên, chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản tăng 0,1% trong phiên ngày 20/2.

Do đồng yen suy yếu, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản leo dốc 1,5%. Các chỉ số tại thị trường chứng khoán Australia và New Zealand đều thiết lập mức cao kỷ lục.

Nhà chiến lược thị trường Michael McCarthy của CMC tại Sydney cho rằng việc giảm lãi suất, giảm thuế DN... đều được đánh giá là các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ từ Trung Quốc.

Chỉ số STOXX 600 qua đêm tại khu vực châu Âu cũng nhích 0,8%, đạt mức tăng kỷ lục.

Tại thị trướng chứng khoán Mỹ, S&P 500 và Nasdaq Composite leo lên mức cao kỷ lục mới trong phiên 19/2 nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ có thành quả vượt trội, khi giới đầu tư tiếp tục cân nhắc ảnh hưởng của COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu.

Chốt phiên giao dịch ngày 19/2, chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên 3.386,15, vượt qua mức cao mọi thời đại trước đó là 3.385,09 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite nhích gần 0,9% lên 9.817,8 điểm. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones tăng 115,84 điểm (tương đương 0,4%) lên 29.348,03 điểm.

Cổ phiếu Apple đã góp phần vào đà leo dốc trên, cộng 1,5%. Trong khi đó, cổ phiếu Tesla nhảy vọt hơn 6,5% sau khi một chuyên gia phân tích tại Piper Sandler nâng giá mục tiêu của công ty này từ 729 USD/co lên 928 USD/cp.

“Các dấu hiệu đáng khích lệ tiếp tục xuất hiện trong tuần qua cho thấy sự bùng phát COVID-19 của Trung Quốc được kiểm soát”, Yan Wang - Chiến lược gia Trung Quốc và các thị trường mới nổi tại Alpine Macro, nhận xét. “Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt có thể sẽ sớm được chính phủ Trung QUốc nới lỏng, và trọng tâm của Chính phủ sẽ nhanh chóng chuyển từ việc kiểm soát dịch COVID-19 sang hỗ trợ nền kinh tế”.

HOÀNG MINH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh