CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:52

Bất chấp khuyến nghị vẫn khai đao chém lợn

Từ 8h30 sáng, đoàn rước đã rước hai ông ỉn, mỗi ông nặng 1,7 tạ quanh làng. Đi đầu đoàn rước là các em nhỏ cầm cờ Tổ quốc. Tiếp sau là đoàn rước di ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn các cụ bô lão trong làng, đoàn rước kiệu, đoàn rước 2 ông ỉn.

"Ông ỉn"  trước giờ "khai đao"

Đúng 12h nghi thức khai đao chém ông ỉn bắt đầu với màn múa cờ của ông tướng cờ. Năm nay cả tướng cờ và thủ đao đều được lựa chọn là những người 57 tuổi ứng với chữ Phúc. Sau phần đọc văn tế cầu một năm may mắn của một cụ cao niên trong làng, hai thủ đao đứng giữa sân đình với đao sắc, dài. Khi chiêng trống nổi lên, các đao thủ bắt đầu chém ông ỉn. Rất nhiều người dân đứng chật kín sân đình để xem.

Rất đông người dân tập trung xem lễ hội

Theo thủ đao Trần Văn Tịnh, khi chém trước tiên phải cứa một đường giữa hai chân trước lợn. Sau đó phải lựa phần ngay sau hai chân trước để chém liền 3 nhát. Ngay sau khi chém xong, hai ông ỉn này được đưa ra khu vực làm cỗ ngọc tế Thánh ngay sau đình. Theo các cụ già, phần đầu lợn sẽ được cắt để bỏ vào vạc mắm.

 

Dù đã được các cụ già và ban tổ chức khuyến cáo nhưng nhiều người vẫn còn lấy tiền quết máu lợn lấy may. Khung cảnh sân đình làng ném thượng trước trong và sau lễ chém lợn rất đông và hỗn loạn.

* Theo Tổ chức Động vật Châu Á, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một cách đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. Đây là lễ hội tàn bạo, có những tác động tiêu cực đối với xã hội và đang bị lên án mạnh mẽ.

 

*  Tiếp tục tuyên truyền vận động 

 Trao đổivới phóng viên thuviensuckhoe.org, ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh, cho biết: Sau khi nhận được khuyến nghị của tổ chức, Sở đã tham mưu cho tỉnh, chỉ đạo thay đổi lễ chém lợn thành lễ rước lợn và làm mâm cỗ ngọc để tế nhân dịp hội. Tuy nhiên, theo quy định việc tổ chức lễ hội theo nghi thức truyền thống thì vẫn phải do người dân quyết định. Việc để thay đổi nghi Lễ truyền thống Chém lợn thành rước lợn sẽ tiếp tục được Sở VH-TT&DL tiếp tục tuyên truyền vận động bà con. "Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống cần phải giữ gìn, nhưng những nghi lễ gây phản cảm thì cần phải được thay đổi cho phù hợp với văn hóa và ý nghĩa chính trị”, ông Phong nói.

P.TUẤN - NGỌC ƯỚC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh