CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:17

Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển.

Bến Tre được cả nước biết đến không chỉ là quê hương Đồng Khởi mà còn là xứ sở của cây dừa. Thật vậy, cây dừa từ lâu đời, đã được trồng bạt ngàn khắp nơi trên ba dãy cù lao. Từ cuối thế kỷ thứ 19, Bến Tre đã có trên 4.000 ha dừa, đến năm 1930 tăng lên 6.000 ha, năm 1945 là 21.000 ha. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, do bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên chỉ còn khoảng 16.000 ha. Sau giải phóng, cây dừa hồi sinh phát triển, đến nay toàn tỉnh có hơn 63.000 ha, cho thu hoạch khoảng gần 500 triệu trái, xuất khẩu hàng năm gần 200 triệu USD đến 68 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu ngành dừa ở Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật trong đêm khai mạc. 

Hiện nay, công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre đã phát triển cao với hàng chục mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp và hàng trăm mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo. Cây dừa không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn là văn hoá, là tâm hồn, là cốt cách của người Bến Tre từ xa xưa đến ngày nay.

thủ công mỹ nghệ từ dừa.

Phát biểu khai mạc ông Võ Thành Hạo, Trưởng ban tổ chức lễ hội nhấn mạnh: “Lễ hội nhằm quảng bá mạnh mẽ hơn các sản phẩm về dừa, tiếp tục khẳng định giá trị cây dừa, tôn vinh những người nông dân bao đời thuỷ chung với cây dừa, tôn vinh những nhà khoa học, những doanh nghiệp, doanh nhân có những đóng góp tích cực cho ngành dừa. Thông qua đó, gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa của Việt Nam với việc đầu tư khoa học công nghệ, tạo sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường ổn định để cây dừa và sản phẩm từ dừa phát triển bền vững, trong khuôn khổ liên kết để nâng cao chuỗi giá trị. Đặc biệt là ngày hội của người dân xứ dừa được tổ chức ở 164/164 xã, phường, thị trấn trong tỉnh… sẽ là điểm nhấn của lễ hội lần này”.

 Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Phát biểu tại đêm khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Cần quy hoạch các vùng trồng dừa, quan tâm đầu tư chất lượng về giống, chế biến phát triển cây dừ thành thế mạnh về kinh tế tạo nhiều việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Căn cứ vào nhu cầu cầu thị trường trong nước và quốc tế cần xây dựng, tập trung ứng dụng khoa học công nghệ đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại sản xuất các sản phẩm có chất lượng giá trị cao, chú trọng phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, gắn sản xuất về dừa với du lịch, thương mại, mở rộng tiêu thụ. Thông qua hiệp hội dừa cần đẩy mạnh hợp tác trao đổi nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm trong nước và các nước có ngành dừa phát triển. Hiệp hội dừa phối hợp với các bộ ngành trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho ngành dừa, nhất là nghiên cứu khóa học chế biến và tìm kiếm thị trường”.

NGỌC TÁNH - LÊ TRAI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh