CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:50

“Lâu đài cát” trước đêm diễn thứ 100

 

Nội dung vở kịch “Lâu đài cát” xoay quanh gia đình ông Quân – bà An được biết đến là một gia đình tứ đại đồng đường, có nền tảng văn hóa, coi trọng đạo lý với những người con làm chức vụ cao. Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ bên ngoài, là những chiếc mặt nạ khéo đậy che của các thành viên trong gia đình. Họ là những người rất đạo mạo, coi trọng truyền thống gia đình… nhưng đằng sau đó, họ sống giả dối, buông thả. Sự thật chỉ được lộ ra khi Thiên – người cháu đích tôn của gia đình đưa người yêu về ra mắt và gia đình ông Quân phải đối diện với sự thật… Chiếc “mặt nạ” của sự lừa dối mà các thành viên trong gia đình đã “ngụy trang” khiến ông Quân lầm tưởng nhà ông vẫn tốt đẹp. Cú sốc kinh hoàng vỡ tung lúc Nam-con trai thứ của ông Quân “ép” bố mẹ bán căn biệt thự bởi số nợ khổng lồ lên đến hàng chục tỉ đồng do Nam gây ra. Từng nút thắt mở của câu chuyện đã được đạo diễn NSƯT Anh Tú "thiết kế" rất độc đáo, cuốn hút người xem.

 

Cảnh trong vở Lâu đài cát

 

NSƯT Anh Tú- đạo diễn vở kịch cho biết, “Lâu đài cát” là lời cảnh tỉnh về sự mai một truyền thống gia đình. Mỗi gia đình được ví như một "tế bào" của xã hội, để xã hội lành mạnh, thì trước hết, từng “tế bào” phải lành mạnh. Đây cũng là thông điệp vở kịch gửi tới khán giả.  NSƯT Anh Tú cho biết thêm, “Lâu đài cát” (hay tên gọi khác “Mặt nạ người”) chính là hiện thân sự thật đen tối của các thành viên trong nhiều gia đình ngày nay. Sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, sự tác động của những thói hư tật xấu đã khiến con người phải đeo mặt nạ để sống bình yên, che đậy những khuyết điểm và sự tha hóa của bản thân. Cái mặt nạ ấy được vẽ bằng chất liệu của ngôn từ: Truyền thống gia đình, nhân cách đạo lý… và và thật đáng sợ, khi cái mặt nạ ấy ngày càng dầy lên, dẫn đến hệ lụy và bi kịch khôn lường. Chính sự mục ruỗng trong gia đình đã tạo nên những hậu quả cho xã hội, nhưng nhiều người lại luôn đổ lỗi sự mất nhân cách là do xã hội. Hậu quả mà gia đình ông Quân - bà An phải chịu, là sự cảnh báo mang tính xã hội: gia đình là một tế bào của xã hội, muốn có một xã hội lành mạnh thì trước hết từng tế bào phải lành mạnh.

 

"Lâu đài cát" là vở bi hài kịch về gia đình hiện đại

 

Với sự tham gia diễn xuất của NSND Lệ Ngọc, NSƯT Lâm Tùng, NSƯT Danh Nhân, diễn viên Minh Hiếu, Mai Nguyên, Tạ Tuấn Minh, Thu Hương, Kim Hường... “Lâu đài cát” được giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá cao, vở diễn đã mang về cho Nhà hát kịch Việt Nam và các nghệ sĩ rất nhiều giải thưởng. Theo nhà Phê bình sân khấu, PGS -TS Nguyễn Thị Minh Thái, "Lâu đài cát" là vở bi hài kịch về gia đình hiện đại, một vở diễn được đánh giá là đã chạm đến trái tim khán giả, gây sốt cho công chúng.

Trước đó, tại Liên hoan Sân Khấu Trung Quốc - ASIAN năm 2016, các chuyên gia và các nhà phê bình lý luận sân khấu Trung Quốc và ASEAN đã đánh giá rất cao vở “Lâu đài cát” của Nhà hát Kịch Việt Nam. Có thể nói, "Lâu đài cát" - vở chính kịch với đề tài hiện đại (có phụ đề tiếng Trung) đã chinh phục hoàn toàn khán giả Trung Quốc cả về nội dung tư tưởng của vở diễn đến trình độ diễn xuất của diễn viên, nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt khi xem những cảnh diễn sâu lắng, xúc động... Vở diễn đã được BTC trao giải: Vở diễn xuất sắc nhất, Kịch bản xuất sắc nhất. Bên cạnh đó  NSƯT Danh Nhân và nghệ sĩ Thu Hương đoạt giải diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan lần này.

DUY LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh