THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:24

Lào Cai: Nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy

Trước tình hình đó, tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện đồng bộ cả ba hình thức cai nghiện là tập trung tại trung tâm, tại cộng đồng cấp xã và tại gia đình. Với hình thức cai nghiện bắt buộc tại trung tâm, địa phương tiếp tục đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất với quy mô 1.000 người/đợt cai/2 trung tâm; đã tiếp nhận, cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội cho 2.184 lượt đối tượng.

Năm 2015, UBND tỉnh Lào Cai quyết định chuyển đổi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành phố thành Cơ sở xã hội để tiếp nhận những người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian các cơ quan chức năng lập hồ sơ chuyển tòa án xem xét, quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm. Đồng thời, UBND tỉnh giao cho Sở LĐ-TB&XH tham mưu trong việc chuyển đổi, sắp xếp lại các cơ sở cai nghiện cho phù hợp với chỉ đạo của trung ương và tình hình thực tế ở địa phương.

Hình thức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được triển khai chủ yếu tại hai địa bàn trọng điểm là TP. Lào Cai và huyện Bát Xát. Giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Lào Cai đã thực hiện cai nghiện phục hồi cho 1.533 lượt đối tượng tại gia đình, cộng đồng, góp phần quan trọng vào việc giảm nhanh số lượng người nghiện trên địa bàn. Đặc biệt, hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chính quyền cơ sở, cộng đồng dân cư và bản thân, gia đình người nghiện ma túy với công tác cai nghiện phục hồi nói riêng, phòng chống ma túy nói chung.

Một vụ bắt giữ tội phạm ma túy tại Lào Cai.

Lào Cai là một trong những địa phương dẫn đầu triển khai mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. Tỉnh đã huy động các cấp chính quyền, tuyên truyền để người dân đồng thuận, đóng góp sức người, sức của, chung tay cùng giúp đỡ người nghiện ma túy làm lại cuộc đời. Mô hình này là một hướng đi đúng trong việc giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy, giảm chi trên 10 tỷ đồng ngân sách của tỉnh so với cai nghiện tập trung.

Triển khai điều trị từ tháng 10/2013 đến nay, cơ sở xã hội hóa đã điều trị cho 562/300 bệnh nhân, vượt 187,3% so với chỉ tiêu đề ra. Mô hình này đã thu hút sự đồng thuận của nhân dân và được tổ chức FHI 360 hỗ trợ toàn bộ thuốc methadone. Sau hai năm, UBND tỉnh đã đánh giá mô hình methadone có kết quả tốt và quyết định nhân rộng mô hình thêm 1 cơ sở tại phường Pom Hán (TP. Lào Cai) và 6 cơ sở điều trị do Sở Y tế quản lý. Hiện nay, các cơ sở này đang điều trị cho 1.304 bệnh nhân.

Theo báo cáo, từ năm 2011 đến 30/7/2015, toàn tỉnh Lào Cai đã cai nghiện phục hồi cho 5.021 lượt người, đạt 127,5% kế hoạch giai đoạn 5 năm, tăng 857 người so với giai đoạn 2005-2010. Đến nay, 100% số người nghiện ma túy trên địa bàn đã được cai nghiện, điều trị bằng nhiều hình thức khác nhau. Địa phương đã quản lý, tư vấn dự phòng tái nghiện cho gần 3.000 lượt đối tượng sau cai nghiện, trong đó có gần 1.000 đối tượng được dạy nghề, vay vốn và giới thiệu việc làm; duy trì được 57 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy, mại dâm; 154 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm; giảm dần số xã, phường trọng điểm; tăng số phường, thị trấn ít tệ nạn ma túy, mại dâm.

Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều trị, cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy, các ngành chức năng của tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

CAO NHẤT PHIẾN/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh