THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:46

Làng thuốc nam chữa bệnh hiểm nghèo của người Chăm

 

 Lời thề “phải bốc thuốc bằng cái tâm’ 

 Cũng như nhiều bài thuốc bí truyền khác từ các loại cây rừng, các bài thuốc và cách bốc thuốc ở làng thuốc An Nhơn cũng lắm công phu. Theo các thầy lang già ở đây, chỉ có những ai trong nghề mới biết được vị trí cây thuốc có chất dược liệu cao nhất. Đến nay trong làng có hơn 20 thầy lang thông thạo các loại thuốc, nhưng họ đều có chung một nguyên tắc là không tiết lộ ra bên ngoài, kể cả người quen ở nơi xa tới, nếu ai tiết lộ điều này sẽ bị trưởng làng tước quyền bốc thuốc. Bởi tiết lộ sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây thuốc quý bị tận diệt.

                                                                                       Chị Đạo Thị Nữ            

Cũng theo các thầy lang người Chăm, tất cả cây thuốc mọc trong các hẻm đá thường có chất lượng cao hơn mọc ngoài đất thịt. Bởi vậy, công phu đi tìm thuốc cũng vì thế mà gian nan hơn. Khi sắc và bào chế thuốc cũng có nhiều bí quyết riêng. Ông Đạo Huy Trung thổ lộ: “Cũng có người Kinh từ nơi xa đến học cách sắc thuốc ở làng thuốc bí truyền này, chúng tôi chỉ cho họ một ít phương pháp, ấy thế nhưng khi về nhà họ tự bào chế thì lại không có công hiệu, hoặc công hiệu giảm đi rất nhiều. Hiện, ở Phú Yên, Bình Định cũng có các loại cây thuốc này nhưng lại không có chất dược liệu như ở núi Cà Đú và Bác Ái"

Biết bốc thuốc (cách đây hơn 30 năm) cho đến khi phải nghỉ dưỡng ở nhà vì sức khỏe quá yếu, ông Đạo Rơ Thanh vẫn luôn giữa cho mình một nguyên tắc, phải bốc thuốc bằng cái tâm, nếu nghĩ vụ lợi thì bài thuốc ắt hẳn sẽ giảm đi rất nhiều công hiệu- đó là niềm tin đã hóa thành quan niệm sống của những người Chăm ở làng thuốc Cà Đú. Tất thảy những người cùng thế hệ với ông Thanh đều tự hào giữ được quan điểm đầy nhân văn đó.

Một trong những người bốc thuốc “mát tay” ở làng thuốc An Nhơn này phải kể đến chị Đạo Thị Nữ, mới ngoài 40 tuổi nhưng chị không nhớ nổi bàn chân mình đã đi qua bao nhiêu bản nghèo để giúp bà con cách uống thuốc, cách đi lên rừng tìm cây thuốc. Chị Nữ cho biết: "Trên núi Cà Đú cũng như núi Bác Ái này có rất nhiều loại cây thuốc quý mà đôi khi mình không biết. Chúng tôi đi bán thuốc nếu bệnh không giảm hoặc không ngăn chặn được thì không bao giờ dám lấy tiền.

 

Có lấy thì cũng lấy tiền công thôi chứ không phải mục đích kinh doanh làm giàu”. Đưa tôi xuống xem kho thuốc của gia đình mình, chị Nữ bảo, hiện chị có đầy đủ các loại thuốc chữa; viêm gan, loát dạ dày, u tá trang…thuốc được sắt ra thành lát, phơi khô hiện nay chỉ bán với giá 100 đến 120 ngàn đồng/kg. Nếu hoàn tán thành viên tễ để uống liền mà không cần sắc thì giá sẽ cao hơn gấp 2 hoặc 3 lần. Tuy nhiên theo những người bốc thuốc ở làng thuốc Cà Đú thì uống thuốc sắc thành nước tốt hơn bào chế thành viên tễ. Nhiều khách hàng quen của làng thuốc này họ đặt mua hàng tạ, uống khi nào giảm bệnh mới trả tiền.

 Nhân chứng sống kể chuyện giảm bệnh

Đầu năm 2012, chị Lê Bảo Phúc ở đường Hùng Vương, (thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) phát hiện mình bị bệnh viêm gan cấp tình, các bác sỹ bệnh viện cảnh báo điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường sẽ rất khó suy giảm, muốn giảm thì bắt buộc phải dùng xạ trị. Tuy nhiên sức khỏe của chị lại yếu nên không thể áp dụng biện pháp này. Quyết định xin bác sỹ về nhà tự điều trị bằng các loại thuốc người thân mua ở nước ngoài nhưng dùng ròng rã suốt nửa năm trời vẫn không thấy bệnh thuyên giảm mà còn có chiều gia tắng.

Đang trong lúc chán nản, chị được người quen giới thiệu đến tìm hiểu và mua thuốc nam ở làng thuốc người Chăm An Nhơn. Thật lạ, sau chỉ 2 tháng uống thuốc của người Chăm da dẻ chị khởi sắc trở lại, không còn phải nằm bẹp trên giường một cách thường xuyên như trước nữa. Kể về giai đoạn khó khăn đó, chị tâm sự rằng: “Tưởng không còn cách nào chữa hay hơn, đang tính chuyện về Sài Gòn tìm cơ hội mới thì bắt gặp được bài thuốc quý này. Vừa rồi đi tái khám bác sỹ kêu các chỉ số phát triển bệnh đã giảm 50%, như thế cũng là tuyệt diệu lắm rồi. cái hay của những người bán thuốc ở Cà Đú là họ bán ít một, uống chuyển bệnh thì mới bán tiếp, giá thì lại rất rẻ nên sau khi giảm bệnh tôi còn giới thiệu cho nhiều người đến An Nhơn mua thuốc nữa đấy”.

 

 

Quyết liệt xây dựng thương hiệu

 Trước cảnh cả làng An Nhơn có hàng trăm người biết bốc thuốc, ông Nguyễn Xuân Tuyển, Chủ tịch Hội đông y tỉnh Ninh Thuận tự hào: “Nền y dược học cổ truyền của người Chăm có từ rất sớm và chịu ảnh hưởng của y dược học cổ truyền các nước châu Á. Những loại thuốc mà người Chăm tại làng An Nhơn này bán bảo đảm sẽ có sự thuyên chuyển tốt về bệnh, bởi chúng tôi đang hướng tới xây dựng một làng nghề thuốc đẳng cấp, mà điều đầu tiên đó là uy tín chữa bệnh. Nếu tính hết cả xã Xuân Hải này thì có đến hàng ngàn người biết rành rẽ về cây thuốc chữa nhiều loại bệnh nan y.Có đến 300 loài thuộc 97 họ thực vật được người Chăm dùng làm thuốc. Tất cả đều khai thác trong tự nhiên nên dùng rất tốt, nhất là với bệnh gan, dạ dày, tá tràng”. 

Ông Trần Ngọc Phận, Chủ tịch UBND xã Xuân Hải cũng khẳng định: “Chính quyền địa phương hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện để An Nhơn nhanh chóng được công nhận là thương hiệu làng nghề thuốc Nam truyền thống. Những loại thuốc ở đây được bà con cam đoan chữa khỏi bệnh là có thật, chúng tôi quan niệm làm thuốc là phải có uy tín. Phần lớn nhân dân các thôn An Nhơn, An Phước lâu này đều sống bằng nghề thuốc, khi làng thuốc nam này có thương hiệu thì bà con chẳng cần đi xa, mà người ta sẽ tìm đến”.

Theo UBND xã Ninh Hải, vài năm trở lại đây, dự án về bảo tồn cây thuốc, bảo tồn nghề thuốc Chăm được thúc đẩy ráo diết, dự án này là chủ trương của nhiều cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận. Nếu dự án thành công thì đây là mô hình trình diễn bảo tồn và phát triển bền vững nghề thuốc nam truyền thống của người Chăm Ninh Thuận. Ông Thập Tấn, Chủ tịch Hội Đông y xã Xuân Hải cũng khẳng định “Nghề làm thuốc của người Chăm chúng tôi đã có từ lâu lắm, mỗi ngày có hàng trăm người đến bốc thuốc, nhưng chưa hề thấy ai kêu ca gì về chất lượng của thuốc cả. Gia đình tôi và nhiều nhà khác, từ đời ông cố, ông nội đến cha tôi và tôi đều làm nghề bốc thuốc, chữa bệnh, nếu bán thuốc không tốt thì có lẽ đã không tồn tại được như vậy”

ĐÔNG HƯNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh