THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:07

Lạng Sơn:Trẻ đến trường "đánh liều" qua sông bằng bè tre

 

Con đường tạm kết bằng bè tre bắc qua sông Kỳ Cùng nối liền thôn Xuân Lũng (xã Bình Trung, Cao Lộc) với thôn Nà Lốc (xã Khánh Khê, Văn Quan). Đây là con đường độc đạo để 320 người thôn Xuân Lũng kết nối với thế giới bên ngoài. Con đường huyết mạch này thay bằng  cây cầu đã sử dụng được hai năm, trước kia để qua sông người dân phải chèo bè.

Được kết bằng 17 bè buộc dây, có dài hơn 100 m, do mỗi gia đình đóng góp một cây tre, tiền và ngày công lao động. Dây cáp nối và neo bè được người dân xin lại từ công ty viễn thông loai bỏ. Tuổi thọ cầu chỉ 6 tháng.

"Để làm nhà, người dân chờ tới mùa khô (tháng 9 âm lịch) rồi chuyển dần gạch, cát qua sông. Nhà có sản phụ nếu biết sớm thì lên viện nằm, không ít lần phải cho nằm võng rồi hai người khiêng lên bè chèo qua sông", ông Vi Văn Thưởng, trưởng thôn Xuân Lũng cho biết.

Còn Vy Thị Kết ở thôn Xuân Lũng nói:  "Mỗi ngày em đi qua cầu này ít nhất hai lần, hôm nào học cả ngày thì bốn lần. Nhiều lần em ngã rơi xuống sông suýt chết đuối. Em sợ nước lắm, giờ vẫn chưa biết bơi và luôn phải mặc áo phao khi qua cầu".

Trưởng thôn Vi Văn Thưởng đưa con đi học hàng ngày. Ông cho biết, thôn có 67 gia đình sinh sống nhiều đời. Hai bờ sông cách nhau 140 m, mực nước sâu từ 6 đến 20 m. Mùa khô nước rút, hàng trăm người dân tập trung nối bè mảng thành cây cầu để đi qua. Mùa mưa lũ cầu đứt, dây trôi đi thì người dân tự làm bè mảng.

Việc đi học của học sinh thường bị gián đoạn do phụ thuộc vào thời tiết. Trước kia thôn Xuân Lũng có một điểm trường, nhưng hàng năm số lượng học sinh ít đi, mỗi lớp chỉ 3-4 em học ghép. Sau đó, chính quyền không mở lớp tại thôn, học sinh phải vượt sông đi học trái tuyến ở huyện Văn Quan, ông Đàm Văn Hải, Bí thư xã Bình Trung, thông tin.

Mùa khô các cháu tự đi học, mùa mưa nước cao phải có sự đưa đón của bố mẹ. Mỗi gia đình thường sắm hai chiếc bè tre (mỗi chiếc từ 700.000 đồng) để tiện đi lại. Một chiếc cho trẻ đi học và một chiếc để người lớn đi làm.



Theo thống kê của xã Bình Trung, 10 năm qua có 7 trường hợp chết đuối khi qua cầu, ít nhất 6 trường hợp đuối nước may mắn cứu được, hàng ngày thường xuyên có người dân sảy chân ngã.

Chiếc bè ghép bằng 10 cây tre có chiều ngang chưa đến một mét nên hai người đi ngược chiều là phải nhường nhau. "Khi nào có việc cưới hỏi, ma chay là chiếc cầu trở nên quá tải. Không ít lần để qua cầu phải chờ hàng tiếng", anh Khiêm, người dân trong thôn nói.

Thôn Xuân Lũng nằm tựa lưng vào núi, hầu hết là đồng bào dân tộc Nùng. Những ngày chợ phiên, hoặc thời điểm thu hoạch nông sản, chiếc cầu tre trở nên quá tải. 

Hình ảnh con đường mạo hiểm bè tre người dân hàng ngày đi qua:

 
   
  
  
  
 
  
  


Đức Long (TH)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh