THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 04:53

Lạng Sơn: Nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thực hiện Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình MTQG giảm nghèo, trong đó đối với Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình: Năm 2022, tỉnh Lạng Sơn được phân bổ kinh phí là 4,329 tỷ đồng, đã phân bổ cho Sở LÐ-TB&XH và 11 huyện, thành phố triển khai thực hiện.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG- Giám đốc Sở LĐ-TB&XH làm Trưởng đoàn đi kiểm tra các Chương trình MTQG tại huyện Tràng Định.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG- Giám đốc Sở LĐ-TB&XH làm Trưởng đoàn đi kiểm tra các Chương trình MTQG tại huyện Tràng Định.

Năm 2023, kinh phí được phân bổ là 6,792 tỷ đồng (ngân sách trung ương: 6,594 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 1,987 tỷ đồng). Trong 9 tháng đầu năm 2023, Sở LÐ-TB&XH đã xây dựng kế hoạch, dự kiến tổ chức 15 lớp tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho trên 3.300 cán bộ và cộng tác viên làm công tác giảm nghèo thuộc 04 cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn). 11/11 huyện, thành phố tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã và cộng tác viên làm công tác giảm nghèo cấp thôn trên địa bàn cấp huyện. Ngoài ra, Sở LÐ-TB&XH đã xây dựng kế hoạch và tổ chức Đoàn học tập kinh nghiệm về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả giải ngân nguồn vốn đến hết tháng 9/2023 là 2,202 tỷ đồng.

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá Chương trình, năm 2022, kinh phí được phân bổ 2,296 tỷ đồng. Tỉnh đã phân bổ cho 19 cơ quan, đơn vị và 11 huyện, thành phố, các đơn vị đã thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các cấp được 32 cuộc. Đối với nội dung liên quan đến xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã cần nhiều thời gian để triển khai, do vậy dự kiến xây dựng phần mềm đề nghị chuyển sang thực hiện trong năm 2023 là 539 triệu đồng, kinh phí phân bổ cho Sở LÐ-TB&XH. Kết quả giải ngân nguồn vốn đến hết tháng 12/2022 là 979 triệu đồng, đạt 42,6% kế hoạch vốn giao.

 Năm 2023, kinh phí được phân bổ 3,632 tỷ đồng. Hiện nay, các đơn vị đang thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các cấp. Sở LÐ-TB&XH đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát   Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 trên địa bàn các huyện, thành phố. Các đoàn kiểm tra, giám sát sẽ trực tiếp xuống cơ sở để nắm thực trạng triển khai, tình hình khó khăn, thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện các Dự án, Tiểu dự án trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; công tác ràsoát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ làm nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 tại cấp huyện, xã trên địabànkiểmtra.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát đột xuất theo yêu cầu của cấp trên hoặc theo yêu cầu đột xuất trong quá trình triển khai nhiệm vụ, đoàn kiểm tra, giám sát của Sở LĐ-TB&XH sẽ thực hiện giám sát định kỳ trực tiếp 05/11 huyện, thành phố. Mỗi đơn vị, Đoàn kiểm tra, giám sát từ 1-2 xã/phường/thị trấn. Địa bàn kiểm tra, giám sát do Đoàn giám sát phối hợp cùng huyện lựa chọn.

Nội dung giám sát bao gồm: Kết quả thực hiện các Dự án, Tiểu dự án Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 do Sở LĐ-TB&XH chủ trì; Kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023. Công tác giám sát trực tiếp được thực hiện tại các huyện Hữu Lũng, Văn Lãng, Cao Lộc, Đình Lập và Bắc Sơn. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện giám sát thông qua báo cáo đối với UBND thành phố Lạng Sơn, các huyện: Bình Gia, Văn Quan, Tràng Định, Chi Lăng và Lộc Bình.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH Lạng Sơn, với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm túc. 100% các chính sách giảm nghèo đều đến tay đối tượng và phát huy hiệu quả; những trường hợp phát hiện sai sót trong rà soát hộ nghèo đều có biện pháp chấn chỉnh và chỉ đạo phù hợp; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo tại địa phương.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức, thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo bền vững của các sở, ban, ngành chủ trì dự án, chính sách giảm nghèo. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện vai trò giám sát việc tổ chức, thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo; phát hiện phản ánh cho các cấp, các ngành những tồn tại, khuyết điểm của các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các dự án, chính sách giảm nghèo để kịp thời xử lý theo đúng quy định. Phối hợp với cơ quan Thanh tra các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra cụ thể từng dự án, chính sách, nội dung, kinh phí, đối tượng thụ hưởng dự án, chính sách giảm nghèo, trường hợp phát hiện các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án, chính sách giảm nghèo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiền Anh

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh