THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:38

Làng nghề đúc đồng trình diễn đúc cồng chiêng

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với các nghệ nhân tại lễ hội


Công tác bảo tồn và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” ở Đắk Lắk trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nhất định, góp phần bảo tồn các giá trị đích thực của di sản cồng chiêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh trong các lễ hội của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên chung. Tuy nhiên, dù được UNESCO công nhận đồng bào Tây Nguyên là chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, nhưng cho đến nay, các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn chưa có nghệ nhân nào biết đúc chiêng, hoặc hộ gia đình, hay doanh nghiệp nào đứng ra mở cơ sở nghề và truyền nghề đúc chiêng. Mỗi khi có nhu cầu sử dụng, các dân tộc Tây Nguyên đều phải đi mua sắm chiêng ở địa phương khác về phục vụ sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng.

Việc tổ chức trình diễn đúc cồng chiêng của người Ê đê  sẽ góp phần tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá đến nhân dân, bạn bè, du khách trong nước và quốc tế về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, về nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa lịch sử ra đời của những bộ chiêng quý. Qua đó, mỗi người dân  có ý thức, trách nhiệm, biết trân quý hơn trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc. 

 

Đang nấu nguyên liệu

 

Tại buổi lễ, 10 nghệ nhân của làng nghề đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã trình diễn quy trình từ khâu nung chảy nguyên liệu, đổ khuôn đến khâu cho ra một bộ cồng chiêng Ê đê hoàn chỉnh. Sau đó, bộ chiêng được các nghệ nhân Ê đê chỉnh âm phù hợp với diễn tấu cồng chiêng của đồng bào Ê đê.

 

Nghệ nhân đang chỉnh chiêng

 

Nghệ nhân Dương Ngọc Tuyển ở làng nghề đúc đồng Phước Kiều chia sẻ: "Làng nghề đúc đồng Phước Kiều có từ đầu thế kỷ thứ 17, đã hình thành và phát triển trên 400 năm qua. Đến nay, làng nghề đúc đồng Phước Kiều cung cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hơn 4.000 bộ chiêng các loại, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh