CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:18

Làng cổ Cự Đà

Ngày cuối tuần, nhiều người đã tìm về làng cổ Cự Đà. Nơi đây cho đem lại cho du khách cảm giác khoan khoái, thư giãn với không khí trong lành và đầy hoài niệm. Tuy nhiên, nơi đây đang mất dần những nếp nhà cổ.

Nói về làng cổ Cự Đà, ông Vũ Văn Bằng - nguyên là cán bộ Văn hóa xã Cự Khê cho biết: Từ giữa những năm 1800 trở đi, làng Cự Đà đã có những ngôi nhà dựng bằng gỗ mái ngói mũi. Nhưng làng Cự Đà phát triển mạnh mẽ nhất vào những năm 1915 - 1945. Ông Trịnh Thái Sủng, chủ căn nhà cổ 5 gian mái ngói còn nguyên vẹn chia sẻ: Ngôi nhà của gia đình ông vẫn được giữ từ năm 1874 đến nay, chỉ có một số viên ngói vỡ được thay thế đúng những viên ngói cổ. Bên trong nhà được làm toàn bộ bằng gỗ xoan đào, nền gạch đỏ nung. Gia đình ông muốn giữ gìn ngôi nhà cổ như một gia bảo của cha ông để lại và truyền đời cho con cháu.

Làng cổ Cự Đà - Ảnh 1.

Ông Trịnh Thái Sủng, chủ căn nhà cổ 5 gian mái ngói còn nguyên vẹn.

Khi đó, người Cự Đà đã phát triển mạnh việc kinh doanh, buôn bán có từ thời xưa. Cùng với đó, người Cự Đà đã phát huy tốt lợi thế “nhất cận thị, nhị cận giang” của dòng sông Nhuệ để giao thương hàng hóa với bên ngoài. Nhiều người đi vào trung tâm Hà Nội để kinh doanh, buôn bán, đưa tiền về tạo dựng nhà cửa.

Theo những người dân ở làng, cuối tuần có nhiều du khách đến tham quan làng cổ Cự Đà; chụp ảnh mái đình, chùa, nhà cổ; lối ngõ rêu phong, trải nghiệm về những hoài niệm xưa.  Men theo con đường nhỏ bên làng dọc theo dòng sông Nhuệ phóng viên bắt gặp chiếc cổng làng cũ kỹ, mái đình, chùa, mái nhà xưa còn nguyên vẹn màu ngói đỏ phủ lên lớp rêu xanh. Ở đó còn có giếng làng, xung quanh là những cây xoài, quéo cổ thụ, thân mang đầy rêu mốc của thời gian.

Theo ông Vũ Văn Bằng, trước năm 1980, làng Cự Đà vẫn còn trên 100 nhà cổ nguyên bản 5 gian, mái ngói mũi. Đến nay, chỉ còn khoản 50 ngôi nhà kể cả đình, chùa. Khi còn làm cán bộ văn hóa xã ông đã ví von nói với người dân rằng: Nếu chúng ta xây nhà vài tỷ đồng, không ai hỏi đến, nhưng giữ mái nhà cũ, xiêu vẹo lại có rất nhiều đoàn đến tham quan, quay phim, chụp ảnh.

Chủ tịch UBND xã Cự Khê Đặng Anh Phương cho biết: Đảng bộ chính quyền Cự Khê đã tuyên truyền đến Nhân dân Cự Đà để giữ được những nếp nhà cổ, ngõ cổ. Từ đó, phát huy giá trị du lịch từ làng cổ. Tuy nhiên, du khách đến tham quan làng Cự Đà chưa nhiều, vì vậy địa phường phải làm tốt hơn công tác quảng bá hình ảnh của làng cũng như kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch, dịch vụ.Nguyên nhân là do sự phát triển dân số, phát triển làng nghề miến dong, nhiều gia đình cần diện tích nên họ đã phá dỡ nhà để lấy diện tích sản xuất. Cùng với đó, do đây là khu vực ven đô nên trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa phát triển nhanh.

Mặc dù, địa phương đã tuyên truyền vận động người dân giữ lại ngôi nhà cổ, nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế và quá trình đô thị quá rất cao, trong khi đó du lịch chưa phát triển nên khó có thể động viên Nhân dân giữ được nhà cổ.Được biết, cách dây 5 - 6 năm, huyện Thanh Oai đã xây dựng kế hoạch kết nối làng cổ Cự Đà với các điểm di tích, các du lịch trên địa bàn huyện với nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể hình thành được các tour du lịch theo chuỗi liên kết.

Mong muốn người dân Cự Đà cũng như cấp ủy, chính quyền xã Cự Khê giữ lại những ngôi nhà cổ hiện có. Cùng với đó, các cấp sớm có kế hoạch phát huy giá trị văn hóa làng cổ và nghề làm miến dong, tạo thành tour du lịch trải nghiệm...

CHU THÚY

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh