THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:51

“Làm phải như nói, dân mới tin”

 

"Chính sách hợp lòng dân, sao dân thiếu tin tưởng?"

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên)

Dẫn chứng cho nhận định của mình đại biểu Học, nói: gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đây là một chủ trương rất đúng, người thu nhập thấp rất mong chờ, rất hy vọng mình có một ngôi nhà từ gói hỗ trợ này, nhưng cho đến nay mới chỉ giải ngân được trên 20%.

Hay như nguồn vốn 16.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ. Mặc dù Chính phủ rất quyết tâm trong chỉ đạo triển khai thực hiện, Bộ NN&PTNT, NHNN Việt Nam rất nỗ lực, nhưng đến nay chỉ mới có 2 tàu đóng mới và giải ngân xong.

Dẫn chứng thêm về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, một vấn đề cử tri rất quan tâm, “cử tri tỏ sự thiếu tin tưởng chúng ta trong công tác này. Vì sao tham nhũng được Đảng ta nhìn nhận, đánh giá ngày càng diễn biến phức tạp, nhưng báo cáo của Viện trưởng VKSND TC lại cho thấy công tác phát hiện, điều tra, tuy tố, xét xử đối với loại tội này ngày một giảm. Tội tham nhũng khởi tố giảm 21,8%”, ông Học băn khoan và nói thêm “cử tri cho rằng Quốc hội, Chính phủ của chúng ta thảo luận rất hay, rất đúng, ra nghị quyết rất trúng nhưng quá trình triển khai thực hiện thì nói chưa đi đối với làm. Cử tri đề nghị phải nói đi đôi với làm, đề nghị Chính phủ "làm như nói" thì dân mới tin”.

Vai trò định hướng của bộ, ngành ở đâu?

Thừa nhận, trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt để kinh tế tăng trưởng so với nhiều năm trước, tuy nhiên đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh), cho rằng báo cáo bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015 của Chính phủ quá cô đọng, chỉ phản ánh tình hình, chưa phân tích đánh giá nguyên nhân, chủ quan là chính, hay tại khách quan. “Cũng như nhiều kỳ trước, giải pháp nêu trong báo cáo tiếp tục mang nặng tầm vĩ mô, ý chí quyết tâm như chủ động, tăng cường, tiếp tục tập trung đẩy mạnh, chưa thấy giải pháp thiết thực mang tính đột phá để khắc phục từng bước giải quyết những khó khăn, hạn chế đó”, ông Đương nói.

Khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản vai trò bộ, ngành ở đâu?

 Dẫn chứng cho nhận định trên, ông Đương lấy ví dụ về khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản nhiều năm qua. “Vì sao sản xuất nông nghiệp tăng trưởng thấp, có phải do thị trường tiêu thụ hạn chế, hay chất lượng nông sản thấp? Vậy vai trò định hướng, của các bộ, ngành, chính quyền địa phương ở đâu, mà để lúc thì khoai lang, khi thì hành tím, dưa hấu bị ế ẩm. Bây giờ là cây mắc ka đang trồng ồ ạt ở nhiều nơi, nhưng đầu ra sẽ ở đâu? Liệu có rơi vào tình trạng như khoai lang, hành tím, nữa không? Gần như năm nào Chính phủ cũng ứng tiền ra để thu mua tạm trữ lúa, gạo. Nhưng đến nay chúng ta đã đánh giá hiệu quả, tác động của giải pháp tình thế này đến đâu? Bà con nông dân được hưởng lợi như thế nào...?”, ông Đương đặt hàng loạt câu hỏi.

Đồng quan điểm,  Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long), gay gắt: Điệp khúc bội thu không được giá nhiều năm chưa được giải quyết có kết quả, gây thiệt hại và mất lòng tin trong nhân dân Vướng mắc khó khăn trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ nông sảnày không phải là mới. Chính phủ có rất nhiều chủ trương, cơ chế, giải pháp trong tổ chức thực hiện, nhưng chưa có tháo gỡ hiệu quả để thúc đẩy sản xuất phát triển và tiêu thụ hàng hóa nông sản một cách bền vững..

Đồng tình rất cao với 7 nhiệm vụ và giải pháp của Chính phủ về sản xuất và tiêu thụ nông sản là phải có cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ cả trước mắt và lâu dài để tiêu thụ nông sản. Đó là, tăng cường hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, đại biểu Bình cho rằng, chủ trương liên kết 4 nhà chưa thời gian vừa qua là chưa chặt chẽ. “Nông dân đánh giá rằng chỉ có nhà khoa học  và nhà nông  liên kết tốt, còn Nhà nước, nhà doanh nghiệp thì chưa có gắn bó chặt chẽ, liên kết bền vững với nhà nông. Thậm chí, có những doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm, chơi xấu,  thất hứa bẻ kèo, khi thua lỗ làm nông dân điêu đứng”.

Hà Huy Linh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh