THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:59

Lâm Đồng: “Máu rừng” vẫn chảy

Theo Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh, hiện trên địa bàn huyện có 22 DN được thuê đất thuê rừng với tổng diện tích đã thuê 8.297ha. Trong hơn 1 năm qua (từ đầu 2014 đến tháng 3/2015), trong số 22 DN này có 6 DN để rừng bị phá, bị khai thác trái phép mà Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh đã lập biên bản và xử lý.

Cụ thể: Tại DNTN Hiệp Hòa Phát xảy ra 6 vụ khai thác rừng trái phép với khối lượng lâm sản bị thiệt hại lên đến gần 17m3; tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Hoàng Thịnh xảy ra 1 vụ khai thác rừng với khối lượng lâm sản bị thiệt hại hơn 11,1m3 và 3 vụ vi phạm cất giấu lâm sản trái phép gần 6,2m3 gỗ; tại Công ty TNHH Hương Vĩnh Phát xảy ra 1 vụ khai thác gần 1,3m3 và 1 vụ cất giấu trái phép gần 5,8m3 gỗ; tại Công ty TNHH Đỉnh Thuận xảy ra 1 vụ khai thác hơn 3m3; tại Công ty cổ phần cao su Đạ Tẻh có 1 vụ vận chuyển gần 1m3; và tại Công ty cổ phần Đầu tư vàng bạc đá quý Kim Minh Đạt (công ty mẹ của Công ty Khang Cường mà bài báo đã nêu) có 1 vụ khai thác rừng với khối lượng lâm sản bị thiệt hại hơn 1m3.

Vận chuyển gỗ lậu diễn ra công khai trên phần đất của Cty Khang Cường (Đạ Nha, Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng).Vận chuyển gỗ lậu diễn ra công khai trên phần đất của Cty Khang Cường (Đạ Nha, Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng).

Cũng theo phản ánh của Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh, do ngại “liên lụy” nên hầu hết các DN không kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng về các vụ vi phạm lâm luật xảy ra trên lâm phần của DN đã thuê; vì vậy, những con số vừa nêu chỉ là một phần rất nhỏ so với những gì xảy ra trong thực tế.

Cùng với việc lập biên bản các vụ vi phạm tại các DN, Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh hiện cũng đã xác định được một số điểm “nóng” về khai thác gỗ lậu trên địa bàn huyện (trong đó có các điểm thuộc đất rừng của các DN đã thuê) như ở 2 tiểu khu 520 và 519 ở xã Quốc Oai; 3 tiểu khu 536, 527 và 518 thuộc xã An Nhơn; khu vực Tôn Klong thuộc xã Quảng Trị và xã Đạ Pal;

khu vực đường dốc 624 trên địa bàn thôn Đạ Nha của xã Quốc Oai (lâm tặc thường dùng trâu để vận chuyển gỗ lậu trong mùa mưa); khu vực lòng hồ Đạ Tẻh của xã Mỹ Đức (lâm tặc vận chuyển gỗ lậu bằng xuồng)...Liên quan đến các DN thuê rừng ở Đạ Tẻh, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh còn cho biết thêm:

“Hầu hết các dự án triển khai chậm so với tiến độ đầu tư; việc triển khai trồng mới (cây cao su - PV) chưa được các DN chú trọng. Một số diện tích đã trồng cao su từ các năm trước không được chăm sóc, phát dọn dây leo, lồ ô tái sinh và cây bụi nên dẫn đến cây bị chết hoặc chậm phát triển.

Năng lực quản lý bảo vệ rừng của một số đơn vị chủ rừng còn hạn chế; chưa chủ động, tích cực trong việc tuần tra, kiểm tra rừng, còn e ngại, sợ va chạm với các đối tượng lâm tặc, do đó ảnh hưởng tới công tác bảo vệ rừng của các DN được giao, cho thuê rừng”.Đã đến lúc chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời việc quản lý và phát triển trồng rừng. 

Thi Hoàng Lâm

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh