CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:24

Lái buôn Trung Quốc lại mua cau non

 

Từng tốp lái buôn ở Gia Lai (mỗi tốp khoảng 5 người) đi xe máy đến các xã biên giới huyện Ngọc Hồi, Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) để “săn” cau non bán sang Trung Quốc. Trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Ngọc Hồi, chúng tôi bắt gặp một tốp 6 người đang tìm mua cau. Những người này đi xe máy, trên xe chở đầy cau non. Một lái buôn tên Lâm (Tp. Pleiku, Gia Lai) cho biết anh vừa cùng nhóm của mình vào vùng xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) mua cau về. Tổng số cau của 6 người thu mua trong ngày hôm nay là hơn 2 tạ, riêng anh chỉ mua được 30kg. “Chúng tôi đi mua cau non khắp nơi, ngày nào cũng đi. Giá thu mua từ 18.000 đến 24.000 nghìn đồng/kg. Mới đầu cau nhiều thì thu mua trong địa phận tỉnh Gia Lai. Sau “khát hàng” nên phải đi sang các tỉnh khác tìm kiếm. Sau 3 ngày gom hàng, chúng tôi đóng gửi về Đà Nẵng, rồi có người ở đó xuất sang Trung Quốc. Tôi không biết họ mua làm gì, chỉ biết họ mua giá cao thì mình đi thu gom về bán lại kiếm đồng lời”- Anh Lâm nói và cho biết có nhiều trường hợp lái buôn giành khách đã xảy ra cự cãi.

Thương lái chạy hàng trăm km đi mua cau non để bán sang Trung Quốc

Vừa bán hơn 1 tạ cau non cho một lái buôn với giá 20.000 đồng/kg, hộ dân Nguyễn Tập (xã Sa Long, huyện Ngọc Hồi) cho biết: Thời gian gần đây, cứ hai ngày lại có một lái buôn đến hỏi mua cua non. Nếu chủ nhà không đồng ý thì họ sẽ “năn nỉ”. “Không biết lái buôn bán sang Trung Quốc lời lãi ra sao nhưng chỉ cần chủ nhà chỉ cần gật đầu là họ liền trèo lên cây hái nhẵn quả. Người dân thì chỉ cần giá cao là bán, có nhiều hộ đã mua rất nhiều cau giống về trồng”- Ông Tập nói.

Ông Tống Văn Đồng- Phó chủ tịch UBND xã Bờ Y cho biết: Chúng tôi vẫn chưa nghe thông tin lái buôn ồ ạt đến địa phương thu mua cau non. Hiện tại xã cũng không có hướng phát triển cây cau. Sau nghi nghe thông tin báo chí phản ánh, ông Đồng nói sẽ theo dõi vụ việc và khuyến cáo dân không vì thấy giá cao mà ồ ạt chuyển sang trồng cau. Phải rút kinh nghiệm và cảnh giác từ những đợt trước khi lái buôn Trung Quốc sang mua những thứ “lạ đời”.

Thương lái chở đầy cau

Theo tiến sĩ Trương Hồng- Quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cách đây không lâu, đã có một giai đoạn xảy ra tình trạng lái buôn “săn” cau non rồi lại lắng xuống. Bản thân ông cũng không rõ cau non có tác dụng gì đặc biệt.

“Chặt cây công nghiệp để chuyển đổi trồng cau là nguy hiểm vì mặt hàng này khá bấp bênh, đầu ra phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì thế cần khuyến cáo nông dân không nên chuyển đổi ồ ạt sang trồng cau”- Tiến sĩ Hồng khuyến cáo.

Lê Nhuận

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh