Kiên Giang: Thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 13:45 - 13/09/2015
Nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ làm công tác này, ngày 30/7/2015 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tệ nạn xã hội và Đội công tác xã hội tình nguyện cho 95 đại biểu là cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội Phòng Lao động-thương binh và xã hội 15 huyện, thị xã, thành phố và đại diện thành viên của 80 Đội công tác xã hội tình nguyện các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Các đại biểu được hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và những chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức cơ bản về phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, mua bán người. Các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng tiếp cận đối tượng; quản lý trường hợp, tư vấn, kết nối; kỹ năng làm việc nhóm; huy động nguồn lực, truyền thông vận động. Qua tập huấn giúp cho các cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và tình nguyện viên có thêm kiến thức, nắm vững và vận dụng các kỹ năng vào việc tiếp cận, quản lý đối tượng tại địa phương; tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tốt các chương trình, mô hình, hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, mua bán người tại địa phương, cơ sở.
Đội công tác xã hội tình nguyện phường Vĩnh Lạc (TP Rạch Giá)
Cùng với đó, Sở còn làm tốt công tác kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Đội kiểm tra Liên ngành 178 tỉnh Kiên Giang tổ chức kiểm tra được 9 lượt tại 6 huyện, thành phố với 74 cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở dịch vụ karaoke, massage… Qua kiểm tra, Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh phát hiện 28 tổ chức, 4 cá nhân vi phạm. Nhắc nhở 12 cơ sở, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 20 cơ sở, cá nhân, chuyển giao và kiến nghị Chánh Thanh tra các sở, ngành ra quyết định xử lý vi phạm hành chính với số tiền là 58.600.000đ nộp vào Kho bạc Nhà nước. Các lĩnh vực vi phạm chủ yếu là về phòng, chống mại dâm: có 02 cơ sở và 04 người mua dâm, bán dâm. Lĩnh vực Y tế: có 01 cơ sở kinh doanh động massage chưa được cho phép. Lĩnh vực an ninh trật tự: có 13 cơ sở kinh doanh vi phạm, không vào sổ khách đến lưu trú đối với người nước ngoài và người trong nước. Lĩnh vực phòng, chống ma túy phát hiện 02 đối tượng tàng trữ sử dụng chất ma túy. Lĩnh vực dịch vụ văn hóa: có 01 cơ sở hoạt động Kraoke chưa được cấp phép và kiến nghị đình chỉ hoạt động.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy trong tình hình mới và phát huy vai trò, trách nhiệm của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trong công tác cai nghiện ma túy, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch số 1402/KH-LĐTBXH ngày 06/7/2015 về việc thực hiện phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và hòa nhập cộng đồng”. Thực hiện Kế hoạch này, mỗi tình nguyện viên tiếp nhận vận động, hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất một người nghiện ma túy trên địa bàn tham gia chương trình cai nghiện hoặc một người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng. Người cai nghiện và sau cai nghiện sau khi được tình nguyện viên tiếp cận giúp đỡ có chuyển biến tích cực về tinh thần, sức khỏe. Người có nhu cầu và khả năng được hỗ trợ vay vốn, học nghề, tạo cơ hội tìm việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định hơn so với trước, tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến công tác cai nghiện phục hồi, phòng chống tái nghiện tại cộng đồng. Thông qua việc thực hiện Kế hoạch, tình nguyện viên tích cực vận độngcác tổ chức, đoàn thể xã hội, người dân tích cực tham gia giúp đỡ người cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị các xã, phường, thị trấn tích cực tham gia thực hiện giúp đỡ người cai nghiện ma túy, người sau cai hòa nhập cộng đồng để phong trào đạt hiệu quả cao. Đội tình nguyện phân công tình nguyện viên hỗ trợ, giúp đỡ người cai nghiện ma túy, người sau cai trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với hoàn cảnh của tình nguyện viên, người nghiện ma túy và người sau cai nghiện. Tình nguyện viên phải có kế hoạch giúp đỡ cụ thể theo tháng, quý, năm và báo cáo Đội trưởng Đội tình nguyện. Kế hoạch được triển khai đến 80 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Giao cho Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội theo dõi, kiểm tra, tình hình thực hiện tại các địa phương, tổng hợp báo cáo thực hiện Kế hoạch.Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng mô hình Đội tình nguyện thực hiện giúp đỡ người sau cai nghiện có hiệu quả. Nhằm góp phần thực hiệnĐề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020” theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.