CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:01

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 8

Các đại biểu tham dự cuộc họp chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu tham dự cuộc họp chụp ảnh lưu niệm

Sau quá trình làm việc tích cực trên tinh thần hợp tác, hai bên Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất nội dung Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 11 vấn đề được triển khai trong sáng kiến chung, bao gồm: đẩy mạnh việc áp dụng án lệ, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, cạnh tranh công bằng, tự do; Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; cải thiện các vấn đề về môi trường lao động; luật PPP; cải cách doanh nghiệp Nhà nước và thị trường chứng khoán; phương thức thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu nguồn điện tốt nhất tại Việt Nam; hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên nhằm thúc đẩy nhập khẩu khí LNG; các vấn đề liên quan đến đất đai; công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nhân lực kỹ năng nghề cao và đổi mới sáng tạo.

Vấn đề đào tạo nhân lực kỹ năng nghề cao là những vấn đề phía Nhật Bản có thế mạnh và Việt Nam đang tập trung phát triển đào tạo được nhóm công tác WT 11 của hai phía thảo luận nội dung cụ thể và đưa vào chương trình triển khai giai đoạn 8.

Việt Nam đặt ra mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, nhưng để đạt được mục tiêu trên thì Việt Nam cần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có kỹ năng, năng suất lao động cao, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến nay, hệ thống giáo dục nghề ngiệp đã phần nào đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều giải pháp để tăng cường chất lượng hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đã đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, cũng còn có những tồn tại, trong đó có sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ kỹ năng nghề cao, năng lực quản lý, khả năng giải quyết vấn đề tốt và có tác phong làm việc công nghiệp. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp cũng có những thay đổi lớn do xu hướng đa dạng hóa chuỗi giá trị, điều này đòi hỏi Việt Nam phải chú ý đến những đặc điểm và yêu cầu mới về nhân lực phục vụ ngành công nghiệp, từ đó tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn.

Với hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam và lượng đầu tư ngày càng tăng từ các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhu cầu về nguồn nhân lực lao động kỹ thuật và nguồn nhân lực quản lý là rất lớn, đặc biệt là nhân lực lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Để thực hiện mục tiêu đề ra, phía Nhật Bản và phía Việt Nam đã tiến hành thảo luận để thành lập nhóm công tác Việt Nam - Nhật Bản về đào tạo nhân lực kỹ năng nghề cao (WT11) với mục tiêu (1) Xác nhận nhu cầu lao động theo ngành, nghề, năng lực của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và nắm bắt cung cầu của thị trường lao động cả về số lượng và cơ cấu ngành nghề theo thị trường lao động; (2) Nâng cao hiệu quả hợp tác Việt Nam - Nhật Bản thông qua hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nhằm cải thiện cung cầu của thị trường lao động; (3) Hỗ trợ xây dựng cơ chế công nhận kỹ năng nghề ở cấp Trung ương và cấp địa phương; (4) Hướng dẫn và / hoặc hỗ trợ khuyến nghị các chính sách liên quan đến đào tạo kỹ năng nghề cao và cơ chế công nhận kỹ năng nghề.

Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản là một cơ chế hợp tác đặc biệt trong hợp tác quốc tế. Cơ chế đặc biệt này, cùng với sự nỗ lực của các bên đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản./.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh