Tác giả 'Tiếng Việt' viết thành 'Tiếq Việt': Dư luận phản ứng hơi tiêu cực
- Giáo dục nghề nghiệp
- 17:19 - 26/11/2017
cho rằng, hình như mọi người đang quan trọng hóa vấn đề, thấy phương án PGS TS Bùi Hiền đưa ra là quá lạ, quá khó, nên ra sức chỉ trích. Tuy nhiên, không nên vì thấy lạ mà vội vã phản bác.
“Ông Bùi Hiền có cơ sở riêng của ông, chúng ta nên ghi nhận tinh thần, thái độ của ông đối với tiếng Việt” – PGS Phạm Văn Tình nhấn mạnh.
Với tư cách là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, PGS Phạm Văn Tình cho rằng hiện nay tiếng Việt có nhiều vấn đề đáng quan tâm, như hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài bừa bãi, ngôn ngữ thời đại công nghệ số… Trước đây cũng có rất nhiều ý tưởng cải tiến chữ quốc ngữ được đưa ra, nhưng thực tế đã vấp phải nhiều trở ngại. Do thói quen sử dụng và nếu thay đổi sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, làm đảo lộn nhiều thứ.
“Mọi người cứ yên tâm, chưa có vấn đề gì nghiêm trọng cả. Chữ quốc ngữ hiện thời vẫn đang đồng hành cùng tiếng Việt và không dễ dàng thay đổi được nó, mặc dù nó đang bộc lộ những bất hợp lý. Tuy nhiên những bất hợp lý này cũng giống như những bất hợp lý của nhiều ngôn ngữ khác. Việc ta trao đổi cứ trao đổi, vì khoa học chấp nhận điều này” - PGS Phạm Văn Tình chia sẻ.
Chia sẻ về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều trong những năm qua chứ không riêng gì đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền.
Chia sẻ với báo chí, PGS. TS Bùi Hiền, tác giả đề xuất cải cách tiếng Việt, 'Luật giáo dục' thành 'Luật záo zụk' cho biết, có nhiều người khi biết ý tưởng này đã phê phán nặng nề và chê ông là người 'rửng mỡ'.
PGS.TS Bùi Hiền nói: "Vừa rồi, dư luận không được chuẩn bị gì cả nên họ hoảng quá và họ phản ứng một cách hơi tiêu cực. Thật ra, việc làm của tôi rất tích cực và thời sự nhưng họ không hiểu được cho nên họ phản ứng tiêu cực. Như vậy nó không lợi cho công việc của khoa học, công việc của xã hội, của văn hóa. Thậm chí, có người đọc được ý tưởng của tôi còn phê phán nặng nề hơn. Họ nói là sao thời buổi đang khó khăn thế này lại rửng mỡ đưa ra những trò đó. Nhưng thực tế, nếu bạn đọc kỹ bản nghiên cứu của tôi thì sẽ hiểu lý do cấp thiết vì sao phải cải cách ngôn ngữ, đồng thời là làm thế nào để cải cách được nó. Nhưng rất tiếc công trình nghiên cứu của tôi vẫn chưa hoàn chỉnh để công bố trước dư luận. Đến tháng 3/2018, tôi sẽ báo cáo nốt phần sau để cho các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến và góp ý. Tôi sẽ mời báo chí đến dự, nếu các bạn nghe và thấy rằng đó là vấn đề khả thi có thể đưa ra trước công luận để lấy ý kiến".
PGS.TS Bùi Hiền cũng cho rằng: Trước hết là gạt bỏ những tập quán cũ đi mà nhìn vào hiện tại, tương lai thì tính khả thi rất lớn. Không như người ta tưởng tượng là giáo dục lại toàn bộ đội ngũ, dạy học từ đầu cho tất cả. Chuyện đó là suy đoán thôi chứ không phải như thế.
"Văn bản đầu tiên tôi công bố là trên Tạp chí Giáo dục Đại học cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, năm nào Viện Khoa học Ngôn ngữ, các trường Đại học cũng đề cập vấn đề về Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nhưng chưa tập trung. Người ta chưa có một đề án chuyên về Tiếng Việt cho nên mỗi người nói một ý. Phải thấy việc đó là cấp thiết, không thể kéo dài được nữa, nhất là sang đến thời kỳ công nghệ 4.0. Bây giờ tôi và các bạn làm việc hầu như không viết tay nữa mà toàn đánh máy" - PGS.TS Bùi Hiền chia sẻ.
PGS.TS Bùi Hiền đề xuất thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt. |