Khai mạc phiên bản tranh nghệ thuật của các họa sĩ nữ
- Văn hóa - Giải trí
- 19:00 - 03/08/2023
- Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc 2023
- Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk”
- Khai mạc Trưng bày ảnh “Hà Nội - Khởi đầu một đô thị kiểu phương Tây ở Đông Nam Á"
- Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề 'Thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng'
- Trưng bày gần 250 tư liệu, hiện vật quý “Hà Tĩnh - 65 năm thực hiện lời Bác dạy
- Ra mắt ''Tủ sách Hồ Chí Minh'' và Phòng trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mở không gian trưng bày đương đại
Trong chặng đường phát triển của hội họa Việt Nam, dấu ấn lưu lại của các nữ họa sĩ chiếm vị trí không nhỏ. Các nữ họa sĩ không chỉ cống hiến tư duy, quan điểm nghệ thuật mới mẻ mà còn phá vỡ định kiến về giới trong nghệ thuật.
Để công chúng Đắk Lắk, khách tham quan có cơ hội tìm hiểu về những đóng góp của các họa sĩ nữ trong ngành nghệ thuật, đồng thời khám phá vẻ đẹp, sự độc đáo cũng như những thông điệp sâu sắc về xã hội và văn hóa được truyền tải từ tác phẩm, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trưng bày 50 tác phẩm mỹ thuật hiện đại của các họa sĩ nữ với chủ đề: “Đồng điệu và sáng tạo: Phiên bản tranh nghệ thuật của các họa sĩ nữ”, diễn ra từ ngày 3/8 đến 26/9/2023 tại Bảo tàng Đắk Lắk.
Nhằm hướng đến chào mừng 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; đồng thời thúc đẩy giao lưu, hợp tác chuyên môn giữa Bảo tàng Đắk Lắk và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động giao lưu, phối hợp, kết nối các vùng miền di sản văn hóa, giữa các bảo tàng trên cả nước từng bước được chú trọng và ngày càng phát huy hiệu quả.
Phát biểu khai mạc Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk Đinh Một cho biết: Trưng bày giới thiệu đến công chúng các tác phẩm của những “bóng hồng” tiêu biểu của nền hội họa nước nhà. Lê Thị Lựu được xem là nữ họa sĩ hiện đại đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam với nhiều tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp đặc tả nét đẹp đôn hậu của người phụ nữ, trẻ thơ. Đây được xem là các tác phẩm đã gợi cảm hứng cho nhiều bản tình khúc về người sơn nữ.
Hội họa của họa sĩ Lê Thị Kim Bạch mang đậm hồn cốt văn hóa dân tộc, dung dị mà thanh thoát, toát lên vẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước và con người Việt Nam. Mỗi tác phẩm trong trưng bày là một số phận, một con người cụ thể, một minh chứng lịch sử chân thực.
Dấu ấn đậm nét nhất trong tác phẩm của nữ họa sĩ Trịnh Kim Vinh là hình ảnh người lính trong những bước chuyển mình của lịch sử với đầy đủ mọi góc khuất và cung bậc cảm xúc và rất nhiều họa sĩ nữ tiêu biểu khác. Bằng sự đa dạng về phong cách, kỹ thuật, ý tưởng, các tác phẩm của các họa sĩ nữ mang đến một cái nhìn sâu sắc và đa chiều về tài năng sáng tạo.
Đặc biệt, trưng bày cũng là cơ hội để Bảo tàng Đắk Lắk và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, hỗ trợ nhau trong công tác trưng bày, tạo sự kết nối di sản văn hóa.
Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình. Các sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy.