Huyện Phú Tân (An Giang): Phát triển làng nghề xóa nghèo bền vững
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 12:39 - 31/07/2016
Cùng với việc nhân rộng các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, hiện nay huyện Phú Tân đang tập trung xây dựng đề án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn. Đây là điều kiện để xây dựng nông nghiệp bền vững, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế, tăng thu nhập nâng cao mức sống của người dân. Đồng thời thực hiện các chính sách hộ nghèo, Phòng LĐ –TB & XH huyện Phú Tân còn triển khai thí điểm nhiều mô hình giảm nghèo tại các xã, điển hình như mô hình se nhang bằng máy ở xã Phú An, mô hình bó chổi bông sậy ở xã Phú Bình, trồng nấm rơm ở xã Phú Thạnh…
Trong đó, làng nghề bó chổi bông sậy ở Cồn Nhỏ, xã Phú Bình đã tạo công ăn việc làm cho hơn 300 hộ, với trên 600 người dân, giúp cho đời sống của bà con ở địa phương được ổn định và phát triển. Hiện nay ở Cồn Nhỏ có hàng chục cơ sở ăn nên làm ra từ nghề bó chổi. Cơ sở ông Nguyễn Ngọc Ẩn là một ví dụ. Được biết vợ chống ông Ẩn đã gắn bó với nghề bó chổi từ lúc còn trẻ, đến nay đã trở thành ông bà chủ và vẫn luôn cần mẫn với công việc này. Cơ sở của ông hiện có 50 lao động, mỗi tháng sản xuất từ 60.000 đến 100.000 cây chổi, lợi nhuận thu về hàng năm đạt trên 150 triệu đồng.
Bó chổi bông sậy là nghể truyền thống lâu đời ở xã Phú Bình được hỗ trợ vay vốn mở rộng quy mô phát triển tạo việc làm ổ định cho hàng trăm lao động nông thôn nhiều lứa tuổi
Từ khi được tỉnh An Giang công nhận là làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, người dân xã Phú Bình nhận được nhiều chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề, vay vốn để phát triển sản xuất, duy trì làng nghề. Nghề bó chổi cũng dễ học, chỉ cần có sự siêng năng và nhanh nhẹn là có thể làm được một cách có hiệu quả. Nghề bó chổi có thề làm mọi lúc mọi nơi và mặt hàng chổi lại thông dụng trong mỗi gia đình, sản phẩm tiêu thụ dễ nên luôn thu hút nhiều người dân tham gia sản xuất.
Từ sự cần mẫn cùng đôi bàn tay khèo léo của người dân làng nghề, sản phẩm chổi bông sậy Phú Bình đã có mặt ở khắp các tỉnh thành miền Tây, miền Đông Nam bộ và xuất khẩu sang Thái Lan, Singapore, Úc…Nhờ mô hình sản xuất chổi bông sậy này mà nhiều người dân Phú Bình đã thoát nghèo bền vững, không ít hộ trở nên khấm khá có của để dành. Cũng như nhiều địa phương trong tỉnh, hiện nay Phú Tân cũng đang triển khai thực hiện mô hình sản xuất nấm bào ngư và trồng rau mầm từ phế liệu phi nấm. Những người tham gia mô hình trồng thí điểm ban đầu được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và được hỗ trợ không hoàn lại 30% kinh phí sản xuất từ ngân sách sự nghiệp khoa học, bằng hiện vật là 1.000 bịch phôi nấm và 100 vỉ trồng rau mầm. Nhiều nông dân sau khi tham gia mô hình nhận xét, đây là các loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc ít gặp sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hồi vốn và lãi. Chính vì thế rất phù hợp với những hộ nghèo ít vốn sản xuất hoặc không có đất sản xuất, chỉ cần tận dụng nhà kho, sân hay đất xung quanh nhà, đặc biệt là tạo việc làm tốt cho lao động nông nhàn, người lớn tuổi…
Mô hình trồng nấm bào ngư bằng mạt cưa đem lại lợi nhuận cao đã và đang phát triển mạnh ở nhiểu địa phương trong huyện.
Hiện nay mô hình trồng nấm bào ngư và nấm rơm từ phế liệu phi nấm cũng đang được nhiều nông Phú Tân triển khai thực hiện, bước đầu phát huy hiệu quả. Theo kinh nghiệm của một số hộ nông dân ở xã Tân Trung cho biết, sử dụng mạt cưa để trống nấm bào ngư sau một tháng trồng là bắt đầu cho thu hoạch, bình quân từ 2 – 3 ngày hái nấm 1 lần. Kết thúc đợt thu hoạch lại tận dụng phế liệu từ mạt cưa thải ra sau khi thu hoạch nấm để trồng rau mầm rất tốt. Nấm bào ngư và rau mầm trồng theo phương pháp này sẽ cho ra sản phẩm rau sạch có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được tiêu thu mạnh trên thị trường với giá cao và ổn định, với giá nấm bào ngư dao động từ 25.000 đ – 30.000 đ/kg; rau mầm là 30.000 đ/kg Nhờ đó, những người dân tham gia mô hình sản xuất nấm và trồng rau mầm theo phương pháp kể trên đã tạo ra sự phong phú sản phẩm rau sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vũng ở địa phương.