THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:21

Huyện An Phú (An Giang): Dân đổi đời từ nuôi cá sặc rằn

 

Nhằm giúp cho nông dân định hướng trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản, được sự đồng ý của huyện và của tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú đã khảo sát xây dựng dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi các sặc rằn ở huyện An Phú”. Dự án đã được Bộ Khoa hoc và  Công nghệ phê duyệt ủy quyền cho địa phương quản lý. An Phú là huyện đầu nguồn được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Châu Đốc, là nơi nhận những dòng nước đầu tiên từ sông Mê Kông chảy vào Việt Nam, nên có nguồn nước ngọt dồi dào, thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Nguồn thủy sản nước ngọt của An Phú rất phong phú đa dạng như cá lăng nha, cá heo đuôi đỏ, cá kết, cá chạch lấu…Từ lâu An Phú đã có làng chế biến các loại khô nổi tiếng, đó là Khánh An, với nhiều loại đặc sản như khô cá lóc bông, cá sặc bướm, khô rắn, trong đó nổi tiếng nhất là khô cá sặc rằn. Hàng năm các cơ sở chế biến khô ở Khánh An bán ra thị trường từ 300 – 350 tấn khô cá loại. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Thái Lan, Cămpuchia, nên gặp nhiều khó khăn cho chế biến và giá thành sản phẩm cao.

Mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm phát triển mạnh, đem lại nguồn lợi kinh tế cao đã giúp cho nhiều hộ nông dân đổi đời

 

Chính vì thế dự án nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của nhiều nông dân trong vùng. Ngay khi triển khai thực hiện, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho 40 nông dân và 14 kỹ thuật viên thủy sản về kỹ thuật nuôi vỗ cá sặc rằn bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ươm giống và nuôi cá thương phẩm. Theo đó, mô hình ươm cá sặc rằn giống được 7 hộ dân tham gia thực hiện trên 9.500 m2 mặt nước, đã thành công. Sau một thời gian thử nghiệm cho thấy lợi nhuận thu về từ mô hình tương đối cao, nên được nhiều hộ nông dân triển khai thực hiện và nhân rộng quy mô ngày càng lớn hơn. Hiện nay Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã triển khai vận hành tốt “chuỗi liên kết cá sặc rằn”, nhằm giúp cho người nuôi các sặc rằn yên tâm sản xuất và người tiêu thụ yên tâm về chết lượng cá sặc rằn thương phẩm. Thông qua đó, đã tạo đà phát triển làng nghề làm khô cá sặc rằn đúng nghĩa với thương hiệu “khô cá sặc bổi khánh An” nói riêng và “khô cá sặc rằn An Giang” nói chung.

Mô hình nuôi cá sặc rằn ở An Phú đã giúp cho làng nghề sản xuất khô cá sặc truyền thống nổi tiếng của An Khánh (An Giang) đảm bảo chủ động được nguồn nguyên liệu. 

 

Để “chuỗi liên kết cá sặc rằn” hoạt động hiệu quả, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cho nhập dàn cá sặc rằn bố mẹ tốt, có nguồn gốc từ Thái Lan, nhằm cung cấp con giống chất lượng cao ngay từ ban đầu cho người nuôi cá sặc rằn thương phẩm ở địa phương. Nhờ đó đã đảm bảo được tính ổn định về sống lượng con giống và chất lượng cá nuôi thương phẩm để cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến khô cá sặc rằn nói chung, làng nghề Khánh An nói riêng. Có thể nói, việc thành lập “chuỗi liên kết cá sặc rằn” là một hướng đi mới có tính chất ổn định và bền vững, giúp cho cả người nuôi và người tiêu thụ đều có lợi và yên tâm sản xuất. Thực hiện Nghị quyết số 09 – NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, huyện đã tập trung ứng dụng công nghệ cao nuôi vào thủy sản, trong đó có mô hình nuôi cá sặc rằn thực sự đã giúp người nông dân đổi đời.

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh