THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2025 12:48

Huyện Quảng Xương (Thanh Hóa): Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội

Thêm nữa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng CN - TTCN & DVTM. Sự đổi thay kỳ diệu đó có được là do Quảng Xương đã đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cánh làm. Quảng Xương đã từ lâu được coi là trọng điểm lúa của tỉnh. Quảng Xương là một trong những huyện có các tuyến đường giao thông thuận lợi, đất rộng, người đông, nguồn lao động dồi dào. Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. 

Phát huy nội lực

Được biết, năm 2016, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 14,3%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 4,1%, công nghiệp – xây dựng tăng 17,6%, dịch vụ tăng  19,2%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 28,9%; công nghiệp - xây dựng 32,8%; dịch vụ 38,3%. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 92.693 nghìn tấn, tăng 3% so KH. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,6 triệu đồng.

Tổng vốn đầu tư toàn huyện 1.350 tỷ đồng. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 12 triệu USD. Thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng trên 14% so với dự toán. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ 3.550 tỷ đồng. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 82,76%. 7 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tỷ lệ trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 80%, đạt KH. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,6%. Giải quyết việc làm 3.800 người, tăng 100 người; trong đó xuất khẩu lao động 220  người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động là 40%.  

Hội chữ thập đỏ huyện Quảng Xương trao quà cho gia đình hộ nghèo 

Năm 2016, Quảng Xương đã tập trung chỉ đạo đảm bảo gieo cấy đúng lịch thời vụ, đúng cơ cấu giống; tăng cường chỉ đạo việc đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào địa bàn, tiếp tục chỉ đạo cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng 19.626ha, đạt 99% KH; tổng sản lượng lương thực có hạt 92.693 tấn, bằng 103% so KH. Trong đó: Diện tích lúa 13.966ha, năng suất bình quân 59,02 tạ/ha, sản lượng 82.438 tấn... Đã chỉ đạo thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích gần 400ha tại các xã: Quảng Văn, Q. Hợp, Q. Bình, Q. Đức, Q. Hòa, Q. Long...; mô hình sản xuất rau an toàn với diện tích 9ha tại xã Quảng Lưu bước đầu đạt kết quả tốt. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện; quy hoạch vùng lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản và cây rau màu khác tại khu vực kênh Bắc của các xã Quảng Định, Quảng Giao, Quảng Nhân (khoảng 30ha). Chăn nuôi có bước phát triển khá, xây dựng được 04 trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung theo tiêu chí của tỉnh, nâng tổng số trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung theo tiêu chí của tỉnh lên 45 trang trại, xây dựng được 400 công trình khí sinh học Bioga; tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát giết mổ, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.317ha, bằng 96% kế hoạch; tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.077 tấn, bằng 75% so với CK, đạt 102% KH; tổng sản lượng khai thác ước đạt 17,7 nghìn tấn, bằng  92,7% so với CK, bằng 106% KH; sản lượng chế biến đông lạnh trên 100.000 tấn, nước mắm trên 1.469 nghìn lít, mắm chược trên 547 tấn. 

Sản xuất công nghiệp, TTCN vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; giá trị sản xuất ước đạt 936 tỷ đồng, đạt 100% so với KH. Công ty Fruit of the Loom khai trương cơ sở dệt may tại khu công nghiệp Tiên Trang, Quảng Lợi với quy mô gần 2.000 công nhân, Công ty giầy ARENA tại xã Quảng Phong triển khai xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất dự kiến thu hút trên 1.000 lao động. Công ty An Bình xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Quảng Văn. Nghề chiếu cói, đan lát thủ công tiếp tục duy trì, phát triển, có 343 máy dệt chiếu đang hoạt động trên địa bàn huyện; tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện là 244 doanh nghiệp, số doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại là 49 doanh nghiệp...

Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội  

Trong những năm qua, huyện Quảng Xương là một trong những huyện đi đầu trong công tác chăm sóc NCC, với mục tiêu phát triển kinh tế luôn gắn với an sinh xã hội, GQVL, XĐGN. Năm 2016, Quảng Xương đã thực hiện chi trả chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp 1 lần cho trên 74.199 lượt đối tượng người có công và thân nhân người có công với tổng kinh phí trên 90 tỷ đồng; chi trả chế độ cho hơn 138.000 lượt đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí trên 52 tỷ đồng. Tổ chức kiểm tra, rà soát các đối tượng chính sách xã hội, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn huyện để có phương án hỗ trợ kịp thời; tổ chức các đoàn thăm, động viên và hỗ trợ đời sống các đối tượng chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ, kỷ niệm trong năm.

Đã giải quyết việc làm cho 3.800 lao động, đạt 102% KH, trong đó xuất khẩu lao động được 220 người, đạt 122%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động 40%; đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững theo chuẩn đa chiều,  tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,6%. Tổ chức điều tra, xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình, giai đoạn 2016-2020; tổng hợp kết quả điều tra cung cầu lao động năm 2016; rà soát các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển theo quyết định số 1559/2016/QĐ-TTg. Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác bình đẳng giới, vệ sinh phòng chống cháy nổ trên địa bàn huyện. Quảng Xương luôn chú trọng phát triển kinh tế gắn với công tác An sinh xã hội.

Tận dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Ở trên một số lĩnh vực khác cũng được Quảng Xương triển khai thực hiện có hiệu quả, theo kế hoạch. Năm 2017, Quảng Xương phấn đấu đạt huyện nông thôn mới, với sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang và đặc biệt là sự cố gắng của các tầng lớp nhân dân, trong năm 2016 đã có 11/11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 5 xã theo đúng kế hoạch đạt chuẩn NTM năm 2017.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các ngành và đoàn thể. Cùng với Chương trình xây dựng nông thôn mới một số xã đã tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài và bên trong để đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương đã giúp người nghèo từng bước chủ động vươn lên thoát nghèo; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, rút gắn khoảng cách phát triển giữa hộ nghèo và hộ khá giả, cải thiện đáng kể điều kiện ăn ở đi lại, học hành, khám chữa bệnh của nhân dân góp phần xây dựng công tác giảm nghèo bền vững của địa phương. Đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án, đặc biệt là các đề án thực hiện 4 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV; xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực bước đầu cho phát triển dịch vụ du lịch và phát triển đô thị; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; huy động đa dạng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - xã hội; giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; cũng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh...

ANH TUẤN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh