THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:15

Chính quyền địa phương trải thảm đỏ đón các công ty XKLĐ có uy tín

Ông Lê Đình Chuyên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Như Xuân khẳng định về quyết tâm của huyện, xã thúc đẩy mạnh công tác XKLĐ để giúp người dân giảm nghèo nhanh nhất

XKLĐ đã góp phần thay đổi diện mạo huyện miền núi

Như Xuân là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29,97%, từ khi có XKLĐ về làng, người dân nơi đây đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo, hàng trăm hộ đã làm giàu. Theo thống kê của huyện Như Xuân, bình quân hàng năm, huyện có trên 600 lao động (LĐ) đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nguồn tiền gửi về hàng năm hơn 60 tỷ đồng. Ông Lê Đình Chuyên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Như Xuân cho biết, Như Xuân có 18 xã, thị trấn, đa phần là người dân tộc Thái sinh sống, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thông qua công tác XKLĐ, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã được huyện tranh thủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân vươn lên thoát nghèo. Đối với các DN XKLĐ huyện luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất, vì thông qua DN, người dân chúng tôi mới có cơ hội đi XKLĐ, có cơ hội thoát nghèo bền vững.

Theo thống kê của phòng LĐ-TB&XH Như Xuân, các công ty XKLĐ được Ban chỉ đạo công tác XKLĐ huyện thẩm định hồ sơ, thị trường XKLĐ vào tuyển dụng trên địa bàn rất đa dạng ở các thị trường LĐ khác nhau, năm 2015 gồm: thị trường Arap xe ut: Công ty Vĩnh Cát chi nhánh Thanh Hóa, Công ty CP đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long; thị trường Malaysia: Công ty Việt Hà chi nhánh Hà Nội; thị trường Đài Loan: Công ty CP Xuất khẩu lao động, Thương mại và Du lịch (TTLC); thị trường Qua tar: Công ty CP Xây dựng, Cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên Ân. Năm 2016 do việc tuyển dụng của các DN không hiệu quả nên chỉ còn lại 3 DN, nhưng hiệu quả, đưa được nhiều LĐ xuất cảnh, được người LĐ tin tưởng là Công ty Vĩnh Cát chi nhánh Thanh Hóa. Năm 2017, huyện đặt mục tiêu đưa được 300 LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đến thời điểm hiện tại, đã có trên 100 LĐ đang được Công ty Vĩnh Cát chi nhánh Thanh Hóa đào tạo tiếng, kỹ năng, nhiều LĐ trong số này đã xuất cảnh và chuẩn bị xuất cảnh trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân dẫn PV đến thăm ngôi nhà đang xây dựng trị giá hơn 400 triệu đồng từ nguồn từ đi giúp việc gia đình tại Arap xe ut của chị Lang Thị Thoái xã Thanh Phong

Đánh giá về việc một số DN XKLĐ phản ánh tại “Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài” do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây, rằng DN gặp phải rào cản khi địa phương có “giấy phép con”, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân khẳng định: “Không có lý do gì mà huyện lại ngăn cản, không tạo điều kiện cho các DN XKLĐ cả!. Công tác XKLĐ được huyện xem là mũi nhọn để phát triển kinh tế; chính quyền xã rất phấn khởi, còn người dân xem XKLĐ là “bà đỡ” để thoát nghèo bền vững. Thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực của huyện, mấy năm gần đây, Như Xuân luôn là huyện đi đầu trong công tác XKLĐ, được tỉnh, Sở LĐ-TB&XH đánh giá cao. Từ năm 2010 đến hết năm 2016, huyện đã đưa được khoảng hơn 1.000 LĐ xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nhiều LĐ sau khi về nước có tiền xây nhà khang trang, mua sắm nhiều vật dụng quý trong nhà; nhiều hộ đã đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm khác cho LĐ địa phương. Các xã đã đưa công tác XKLĐ vào Nghị quyết Đảng bộ để phát triển kinh tế - xã hội. Diện mạo của các xã trên địa bàn huyện đã thay đổi rõ rệt”. Thực tế trong những năm qua, Như Xuân đã có nhiều DN XKLĐ về tư vấn, tuyển dụng LĐ. Trong số đó, có DN làm rất tốt, số còn lại làm không hiệu quả đã nên tự bỏ thị trường. Cá biệt cũng có DN do cạnh tranh không lành mạnh nên đã nói xấu lẫn nhau, làm người LĐ có phần chưa yên tâm, chính quyền xã cũng không hài lòng – ông Phương nói.

Khẳng định trước những quyết tâm của Như Xuân nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ, ông Lê Sỹ Nghiêm, Chủ tịch UBND huyện cho hay: “Đẩy mạnh công tác XKLĐ là quyết tâm của Như Xuân, XKLĐ là một trong những giải pháp theo chốt để huyện thực hiện tốt hơn nữa công tác giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Hiện nay, những DN đang làm tốt như Công ty Vĩnh Cát, huyện sẽ tạo mọi điều kiện để họ làm tốt hơn. Người LĐ chọn DN XKLĐ, chứ huyện không chọn, DN nào có uy tín, năng lực thì ắt sẽ đứng vững trên thị trường LĐ Như Xuân. Năm 2017, Như Xuân mong muốn và trải thảm đỏ mời các DN XKLĐ có năng lực, uy tín về huyện tư vấn, tuyển dụng LĐ ở thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...”.

Ông Lê Hồng Phong, Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa dẫn chúng tôi đến thăm cơ ngơi của chị Vi Thị Bích - LĐ mới đáo hạn tại thị trường Arap xe ut

Nhiều lao động đã “mê” XKLĐ, muốn đăng ký đi lại lần 2

Có mặt tại xã Thanh Hòa (Như Xuân, Thanh Hóa), phóng viên đã chứng kiến sự đổi thay của người dân nơi đây. Ông Lê Hồng Phong, Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa không dấu nổi niềm vui chia sẻ, Thanh Hòa là xã nghèo với 58,9% tỷ lệ hộ nghèo. Sau 3 năm (2014 - 2017) triển khai công tác XKLĐ trên địa bàn, xã đã có 56 LĐ xuất cảnh đi làm giúp việc gia đình tại Arap xe ut. Trong số đó đã có 18 người về nước, trước đây họ là những hộ nghèo nhất trong xã, nay họ đã xây được nhà khang trang, mua sắm nhiều trang thiết bị trong nhà. Trong số 18 người về thì đã có 9 người lên xã làm thủ tục để đi XKLĐ giúp việc gia đình ở Arap xe ut lần 2. Đây là minh chứng cho thấy người LĐ của xã tôi đã “mê” XKLĐ. Đối với xã, Công tác XKLĐ được đưa vào Nghị quyết Đảng bộ, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Dẫn chúng tôi đến thăm cơ ngơi của chị Vi Thị Bích (32 tuổi), người vừa đi giúp việc gia đình tại Arap xe ut trở về cho biết: “Trước khi đi XKLĐ gia đình tôi nghèo lắm, may có Công ty Vĩnh Cát về xã tuyển dụng đi XKLĐ giúp việc gia đình, lúc đầu thấy đi làm xa chồng con cũng lo lắm, nhưng vì có chính sách của nhà nước, đi không mất phí gì cả, mọi chi phí học tiếng, ăn, ở, đi lại đều do công ty lo cả. Sau 2 năm về nước, gia đình tôi đã cất xây được một căn nhà khang trang, mua một cặp máy xay sát, số tiền còn lại tôi chăn nuôi lợn, gà và mở quán bán hàng tạp hóa. 2 con tôi giờ cũng được đầu tư ăn học tốt hơn. Dự định cuối năm nay tôi sẽ đăng ký để đi lại”.

Nhờ XKLĐ chị Bích đã thoát nghèo bền vững, đang vươn lên làm giàu

Cách nhà chị Bích khoảng hơn 1km, chị Vi Thị Huệ (27 tuổi), thôn Làng Cống, cùng xã Thanh Hòa cũng vừa về nước cuối năm 2016. Ngồi trong ngôi nhà mới đang xây dựng, chị Huệ phấn khởi cho biết: “Tôi mới xuống Công ty Vĩnh Cát để đăng ký đi lại lần 2. Ngôi nhà này vợ chồng tôi xây dựng hết khoảng hơn 400 triệu, đây là số tiền tôi có được sau 2 năm đi XKLĐ giúp việc gia đình ở Arap xe ut. Trước khi đi, vợ chồng tôi nghèo lắm, cơm trả đủ ăn, giờ thì hết nghèo rồi, vui lắm!”.

Mới về nước cuối năm 2016, đang xây dựng ngôi nhà chưa xong, nhưng chị Vi Thị Huệ đã đăng ký đi giúp gia đình lần 2 tại Cty Vĩnh Cát 

Ngôi nhà xây dựng khoảng 400 triệu đồng từ nguồn tiền XKLĐ của chị Vi Thị Huệ

Tại xã Thanh Phong (Như Xuân), ông Lương Văn Thỉnh, Phó Chủ tịch UBND xã cho hay, Thanh Phong là xã nghèo với 51,7%. Đời sống của người dân địa phương gặp rất nhiều khó khăn do thiếu việc làm ổn định. Công tác XKLĐ đã giúp xã thúc đẩy mạnh kinh tế phát triển, người dân đã cùng bảo nhau “yêu” XKLĐ là con đường thoát nghèo nhanh nhất. Năm 2016, xã có 36 LĐ đi làm giúp việc gia đình ở Arap xe ut, trong số này có gia đình chị Lang Thị Thoái xuất cảnh từ tháng 8/2015, gửi tiền về cho chồng trả hết nợ, còn xây được ngôi nhà trên 300 triệu đồng. Năm 2017 đến nay, xã đã có 26 đăng ký đi giúp việc tại Arap xe ut, trong đó có 10 LĐ đăng ký đi lại lần 2. Thời gian tới chúng tôi sẽ tích cực tuyên truyền, phối hợp với phòng LĐ-TB&XH lựa chọn DN có uy tín để người dân tích cực đi XKLĐ, có vậy người dân mới hết nghèo được.

Đánh giá về kết quả huyện Như Xuân đã đạt được trong công tác XKLĐ, ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa khẳng định: "Như Xuân là huyện nằm trong nhóm đầu thực hiện tốt công tác XKLĐ. Trong thời gian tới, huyện nên đẩy mạnh hơn nữa công tác XKLĐ nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo nhanh và bền vững. Chú trọng hơn nữa thị trường giúp việc gia đình tại Arap xe ut, đây là thị trường LĐ mà Như Xuân đã làm rất tốt trong thời gian qua. Nên khuyến khích, tạo điều kiện cho DN đã làm tốt như Công ty Vĩnh Cát".

HOÀNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh