CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:24

Huyện Chợ Mới (An Giang):Nông dân đổi đời từ nuôi bò vỗ béo

 

Những năm gần đây, người nghèo, cận nghèo xã cù lao Nhơn Mỹ nhờ được tín chấp từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chợ Mới để thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo, nên đã có nguồn thu nhập thêm ổn định vươn lên thoát nghèo. Gia đình ông Nguyễn Văn Dễ ớ ấp Nhơn An, xã Nhơn Mỹ là một trong những ví dụ diển hình về thoát nghèo từ mô hình nuôi bò vỗ béo. Năm 2006, gia đình ông được ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chợ Mới cho vay 20 triệu đồng mua 2 con bò giống về nuôi. Sau khoảng 8 tháng nuôi vỗ béo, anh cho xuất chuồng bán, trừ mọi chi phí còn có lời mỗi con hơn 10 triệu đồng. Thấy nuôi bò vỗ béo cũng dễ, ít gặp rủi ro, nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ và rơm, nên từ đó tới nay ông liên tục nuôi mỗi năm khoảng 4 con bò. Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, ông đã dành 2000 m2 đất vườn tạp trồng cỏ voi và cỏ mồm nuôi bò. Ông thường chọn loại bò đực giống lai Sind khoảng từ 10 – 12 tháng tuổi đem về chăm sóc vỗ béo khoảng từ 6 – 8 cho xuất chuồng, trừ mọi chi phí, trung bình mỗi đợt nuôi vỗ béo ông có lợi nhuận vài chục triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập từ nuôi bò vỗ béo, đến nay kinh tế gia đình ông phát triển tốt, không chỉ thoát nghèo mà còn đang có tích lũy.

 

Nuôi bò vỗ béo là một trong những mô hình chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao, thu hồi và quay vòng vốn nhanh, hiệu quả nên được nhiều nông dân địa phương lựa trọn thực hiện.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Nhơn Mỹ cho biết, hiện toàn xã có hàng chục nông hộ nuôi bò vỗ béo để phát triển kinh tế gia đình, với tổng số đàn bò khoảng trên 2.000 con. Nhận thấy mô hình nuôi bò vỗ béo có hiệu quả kinh tế, giúp nông dân nhanh thu hồi vốn đầu tư, giảm nghèo bền vững những năm qua, Hội Nông dân xã Tấn Mỹ đã tổ chức nhiều lớp tập huấn phổ biến kinh nghiệm đến nhiều hội viên để nhâ rộng mô hình. Đồng thởi Hội Nông dân xã đã tiến hành nhiều đợt tín chấp với ngân hàng cho hội viên, nông dân vay vốn nuôi bò vỗ béo theo Nghị định 41 của Chính phủ. Theo đó, 100% hội viên, nông dân sau khi được tư vấn, hướng dẫn đều chọn mô hình nuôi bò vỗ béo và nuôi có hiệu quả với lợi nhuận khá, nên 100% hộ vay đã hoàn trả cả vốn gốc lẫn lãi đúng thời hạn.

 Để chủ động nguồn thức ăn cho bò trong thời gian vỗ béo, nông dân đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ xen trồng bắp thu hoạch trái non.

Bà Lê Thị Nhị ở ấp Tấn Phước, xã Tấn Mỹ cho biết, qua tín chấp của Chi Hội Nông dân ấp, bà được vay đợt 1 với 50 triệu đồng để nuôi bò vỗ béo. Ngay sau khi kết thúc đợt nuôi vỗ béo khoảng 8 tháng, bà không những trả đủ cả vốn gốc lẫn lãi, mà còn dư được hơn 16 triệu đồng. Năm 2014, bà tiếp tục vay đợt 2 được 50 triệu đồng, đầu tư trồng 4.000 m2 bắp xen cỏ để chủ động nguồn thức ăn nuôi 6 con bò, chi sau 4 tháng cho xuất chuồng, trừ mọi chi phí và hoàn trả vốn gốc lẫn lãi còn dư gần 17 triệu đồng. Trước đây nông dân huyện Chợ Mới chủ yếu trồng bắp thu hoạch trái non, tận dụng thân bắp, vỏ bắp để làm thức ăn cho bò. Nhưng hiện nay, để chủ động về nguồn thức ăn cho bò, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ xen trồng bắp để nuôi bò vỗ béo. Ông Phạm Văn Thành ở ấp Tấn Lợi, nhờ chủ động nguồn thức ăn, nên đàn bò vỗ béo nhanh tăng trưởng, sau 9 tháng  nuôi cho xuất chuồng bán được 40 triệu đồng/con, trừ tiền bò giống 16 triệu đồng/con và tiền thức ăn khoảng 4 triệu đồng/con, ông có lãi 20 triệu đồng/ con. Ông Thành chia sẻ, mô hình nuôi bò vỗ béo không chỉ giúp nông dân nhanh thoát nghèo, mà còn là cơ hội để vươn lên làm giàu../                                                                                                                                      

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh