THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:01

Huyện Chợ Mới (An Giang):Gắn dạy nghề với tạo việc làm để xóa nghèo

 

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, những năm qua huyện Chợ Mới đã có nhiều chính sách, dự án được triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm ở địa phương. Hiện nay, Chợ Mới có 1 trung tâm dạy nghề, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên và 18 trung tâm học tập cộng đồng và một số doanh nghiệp tư nhân tham gia công tác dạy nghề.

 

 May công nghiệp là nghề thu hút nhiều lao động nữ trẻ ở vùng nông thôn theo học và hầu hết đều tìm được việc làm ổ định ở các khu công nghiệp trong và ngoại tỉnh 

 

Thực hiện Nghị quyết 07 – NQ/TU; NQ 13 – NQ/HU của huyện ủy, kế hoạch của UBND huyện, trong những năm qua các ngành, đoàn thể và các cơ sở dạy nghề đã phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm của Sở LĐ – TB & XH tỉnh, các tổ chức đoàn thể của tỉnh và các cơ sở dạy nghề DNTN Huỳnh Dương, DNTN Trúc Nguyệt mở 1.153 lớp dạy nghề, với 32.296 học viên tham gia. Hầu hết những nghề đào tạo đều thiết thực, phù hợp với thực tế địa phương và nhu cầu thị trường lao động như: May công nghiệp, sửa chữa xe gắn máy, hàn điện, điện dân dụng, xây dựng dân dụng, đan đát, đan giỏ nilon, kỹ thuật làm vườn, trồng nấm rơm, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

 

 Đan đát là một trong những nghề truyền thống đã và đang thu hút nhiều lao động nông thôn theo học để tự tạo việc làm tại địa phương 

 

Nhờ đó, trong những năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện tăng từ 6,5%  lên 13,3% ; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 14,9%  lên 20,5% ; đã giải quyết việc làm cho 83.912 lao động, giới thiệu 191 người đi lao động ở một số nước có thu nhập cao. Đặc biệt huyện Chợ Mới hiện có 11 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, đó là nghề đan đát ở 2 xã Long Giang, Mỹ An; nghề mộc ở xã Long Điền A, Tấn Mỹ, Long Giang và thị trấn Mỹ Luông; nghề dây keo xã Mỹ Hội Đông; nghề đóng xuồng, ghe xã Mỹ Hiệp; nghề đan nón lá, xã Hội An và Hòa Bình; nghề làm lò trấu xã Long Điền B, với tổng số hộ là 3.154 hộ, giải quyết việc làm cho trên 7.800 lao động, thu nhập đạt từ 80.000đồng -  200.000đồng/ngày/lao động. Bên cạnh đó, sản phẩm làng nghề đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho cơ sở, hộ gia đình làm gia công và người lao động.

 

Học nghề trống các loại nấm để tự tạo việc làm tại gia, tăng thêm thu nhập đã giúp cho nhiều nông dân nhanh chóng thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống

 

Tuy nhiên do các làng nghề trong những năm qua còn gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất, mới đây căn cứ vào nhu cầu thực tế 7 xã có làng nghề truyền thống đã được vay vốn. Trong đó làng nghề mộc xã Tấn Mỹ; chằm nón là xã Hòa Bình, Hội An; đóng ghe, xuồng xã Mỹ Hiệp, với mức vay (100 triệu/làng nghề) và nghề mộc xã Long Điền A; đan đát xã Long Giang và Mỹ An (200 triệu đồng/làng nghề). Đồng thời, UBND huyện cũng ký quyết định phê duyệt 25 dự án vay vốn từ Qũy quốc gia giải quyết việc làm, với tổng số tiền 460 triệu đồng, để duy trì và phát triển làng nghề ở địa phương, bình quân mỗi dự án được vay từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng, lãi suất 0,65%. Chợ Mới là huyện cù lao của tỉnh An Giang, có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nhất là trồng hoa màu các loại.

 

 Nghề mộc (đóng ghe, xuồng) truyền thống cũng là một trong những nghề thu hút nhiều nam thanh niên làng nghề theo học và có việc làm ổ định, thu nhập khá. 

 

Trong đó nổi bật nhất là làng nghề trồng hoa ở Cồn An Thạnh xã Hòa Bình, với nhiều loại hoa nổi tiếng chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán như: Cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, hoa tigơ, hoa hồng, ớt kiểng…Làng hoa mỗi năm thu hút khá đông đảo lao động nông nhàn, với thu nhập đạt khoảng từ 50.000 – 60.000đồng/ngày/lao động, góp phần cải thiện đáng kể về đời của người lao động. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, 5 năm qua Chợ Mới đã cất hoàn thành, trao tặng được 2.696 căn (trong đó có 694 căn theo QĐ 167 của Thủ tướng Chính phủ). Chính sách về hỗ trợ về giáo dục, y tế được triển khai thực hiện tốt, với 100%  con em hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác; 100%  người nghèo được cấp thẻ BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiến đến xóa nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

 

  Nhờ được học về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa mà nhiều nông dân làng nghề trồng hoa, cây kiểng ở cồn An Thạnh, xã Hòa Bình đang vươn lên làm giàu

 

Trong giai đoạn 2011 – 2015, với nỗ lực đưa các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, huyện Chợ Mới tiếp tục kiên trì giáo dục, động viên hộ nghèo ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục triển khai thực hiện NQ 07 – NQ/TU; QĐ số 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đề án của tỉnh và Kế hạch của huyện về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh và của huyện đến năm 2020”. ./.                       

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh