Huyện Phú Tân (An Giang):Nông dân xóa nghèo, làm giàu từ nhiều mô hình kinh tế thiết thực
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 17:16 - 18/01/2016
Huyện Phú Tân có trên 10 ngàn nông dân sản xuất giỏi ba cấp, với nhiều kinh nghiệm về làm kinh tế hộ thông qua nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả trên các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhằm thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững đi vào chiều sâu, huyện Phú Tân đang tiến hành định hướng nhân rộng những mô hình hiệu quả để phát huy vai trò nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.
Là huyện ngập sâu trong mùa nước nổi nên mô hình trồng ấu những năm gần đây được nhiều nông dân huyện Phú Tân thực hiện, góp phần tăng thu nhập đáng kể
Ngoài cây lúa, Phú Tân còn có mô hình phát triển diện tích trồng các loại cây thủy sinh vào mùa nước nổi như ấu, rau nhút, rau muống…Xã Tân Trung hiện nay là địa phương có thế mạnh về trồng các loại cây thủy sinh và được đánh giá là một trong những mô hình giảm nghèo hiệu quả. Những năm qua, nhiều địa phương khác trong huyện đã khai thác thế mạnh của mình triển khai các mô hình: Nuôi cá trong vèo, ươm nuôi cá giống, nuôi tôm đăng quầng, đan giỏ lục bình, câu lưới…
Trồng rau nhút trong đất ruộng cũng là một trong những mô hình được nhân rộng Phú Tân vào mùa nước nổi
Đặc biệt là mô hình làm chổi bông sậy, bông cỏ (đót) ở làng nghề xã Phú Bình không chỉ góp phần giảm nghèo mà còn giúp cho nhiều hộ làm ăn ngày càng khá giả. Xã Phú Bình được UBND tỉnh An Giang công nhận là là nghề tiểu thủ công nghiệp từ tháng 11/2006. Hiện nay cây chổi bông sậy, bông cỏ Cồn Nhỏ được dân trong làng nghề mang đi tiêu thụ khắn vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, xuất khẩn sang Cămpuchia và Đài Loan. Làng nghề hiện nay có khoảng 200 hộ bó chổi, thu nhập của người dân được nâng cao rõ rệt, nếu gia đình với 4 lao động chuyên làm chổi thì bó được khoảng 1.500 cây chổi/tháng, trừ các khoản chi phí đầu tư cho nguyên liệu còn có lời khoảng 5 triệu đ/tháng.
Xây dựng bể xi măng, hay bể lót bạt để ương các loại cá giống cung cấp cho nhu cầu nuôi thủy sản nước ngọt trong vùng cũng là một thế mạnh của Phú Tân
Trong số 200 hộ này phần lớn trước đây đều thuộc diện nghèo, nhưng khoảng 10 năm nay, những hộ bám nghề bó chổi đã thoát nghèo bền vững. Điển hình như hộ các ông: Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thanh Hậu, Dương Văn Năm, Dương Văn Bảy đều trở nên khá giả. Nguyên liệu chính để bó chổi là bông sậy (mọc nhiều ở vùng tứ giác Long Xuyên, U Minh), cây trúc làm cán, cây lác (cói) ốp cán, dây cước để buộc và dây nilon để bện mái chổi. Nghề bó chổi có nhiều công đoạn dễ làm, nên từ trẻ em cho đến người già đều có thể làm được. Trẻ em làng nghề một buổi đi học, một buổi bó chổi cũng có thể kiếm được 15.000đ/buổi, người lớn thì thu nhập gấn đôi, gấn 3 lần. Gia đình ông Lý Chí Tâm có 4 lao động chuyên bó chổi, mỗi tháng làm được từ 4000 – 5000 cây chổi, chở đi tiêu thụ tận TP. HCM, Đồng Nai, với giá sỉ từ 6000đ – 14.000đ/cây chổi tùy loại, cuộc sống trở nên khá giả.
Duy trì và phát triển làng nghề bó chổi bông sậy, bông đót truyền thống ở xã Phú Bình đã thực sự đem lại cho hàng trăm hộ nông dân làng nghề xóa nghèo bền vững và vươn lên làm giàu
Nổi tiếng khắp làng nghề là chị Cao Thị Phượng, mổi ngày chị bó được 80 – 100 cây chổi, hàng của chị làm ra rất sắc sảo, chất lượng cao nên chủ yếu cung ứng cho những cơ sở xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Mỏ Cày (Bến Tre) xuất khẩu sang Đài Loan. Theo chị Phượng cho biết thì làm chổi xuất khẩu không khó, cái chính là là phải làm đúng quy cách, mẫu mã của khách hàng.
Sản phẩm của làng nghề bó chổi không chỉ được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ mà còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
Tuy nhiên người dân làng nghề thường thiếu vốn sản xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội Phú Tân đã giải quyết cho vay mỗi hộ 7 triệu đ, nhưng mức vay này còn thấp so với nhu cầu. Chị Phượng nói, mỗi hộ cần khoảng 50 triệu đ mua nguyên liệu dự trữ mới đủ sản xuất trong 6 tháng. Lãnh đạo UBND xã Phú Bình, huyện Phú Tân cho biết làng nghề bó chổi Cồn Nhỏ hiện có 200 hộ với khoảng 600 lao động thuộc 7 tổ liên kết. Địa phương đã có định hướng phát triển các tổ liên kết lên tổ hợp tác xã để tiến tới thàng lập HTX làng nghề bó chổi Cồn Nhỏ. HTX sẽ có vai trò làm đều mối cung ứng vốn mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.