Huyện Tân Hồng (Đồng Tháp):Nông dân xóa nghèo từ nuôi thủy sản nước ngọt
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 21:44 - 26/05/2016
Tân Hồng, là huyện có truyền thống nuôi các loại thủy sản nước ngọt, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu từ mô hình này. Ở ấp Bắc Trung 2, xã Tân Công Trí, với tinh thần cần cù siêng năng, chịu khó đã tìm tòi học hỏi về kỹ thuật nuôi các loại cá, tôm, cua ếch, nhiều nông dân đã áp dụng thành công vào mô hình nuôi tôm, cá, ếch Thái đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững. Qua một vài vụ thực hiện mô hình nuôi cá, tôm, ếch Thái… nhiều người dân nhận thấy đây thực sự là một mô hình giải quyết việc làm tại chỗ rất hiệu quả và là một trong những phương án góp phần giảm nghèo cho người dân địa phương. Được biết cuộc sống của người dân huyện Tân Hồng nói chung và người dân xã Tân Công Trí nói riêng trước đây gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do thiếu đất sản xuất canh tác. Chính vì thế, họ cần học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, để tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình. Trong số rất nhiều mô hình sản xuất hiệu quả ở nhiều địa phương của Đồng Tháp, mô hình nuôi cá, lươn, ếch Thái đã được họ lựa chọn, vì rất phù hợp với điều kiện ở địa phương.
Những năm gần đây mô hình nuôi các loại cá, tôm trong ruộng lúa đã và đang phát triển mạnh ở huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), đem lại hiệu lợi nhuận cao
Mô hình nuôi lươn không đòi hỏi diện tích lớn, đồng thời trong quy trình nuôi khâu kỹ thuật chăm sóc cũng đơm giản, thời gian nuôi ngắn hơn so với nhiều đối tượng thủy sản khác, chi phí thấp hơn, nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ ưu thế này mà nhiều hộ sau khi tham gia thực hiện mô hình đã nhanh chóng thoát nghèo, không ít hộ trở nên khấm khá có của ăn của để, tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều hộ từng là hộ nghèo ở ấp Bắc Trung 2, xã Tân Công Trí, nay nhờ nuôi lươn, ếch Thái, cá các loại mà mỗi năm thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng, thoát nghèo bền vững. Theo cách làm của một số hộ là ở góc ruộng đào một con mương rộng 3 m, sâu 2 m, dài 30 m và thả cá giống các loại như: chép, mè trắng, mè vinh, rô phi…Xung quanh ruộng được bảo vệ bằng đăng tre và lưới cước, để cá không thể lọt ra ngoài ruộng được khi lũ về. Thời điểm thả cá giống là ngay sau khi khi xuống giống lúa vụ đông xuân khoảng 20 tháng 12 dương lịch hàng năm, chậm nhất là sau Tết Nguyên đán, để khi nước vừa tràn về ngập ruộng (tháng 6 – 7 dương lịch) cá đã trưởng thành, gặp nước lũ với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú càng nhanh lớn. Với trung bình khoảng 50 kg cá giống, thả nuôi trên khoảng 3 ha mặt nước, hàng năm mỗi hộ thu hoạch khoảng 3 tấn cá các loại, với giá trung bình từ 16.000 đ – 20.000đồng/kg, trừ mọi chi phí thu lời hàng chục triệu đồng.
Nuôi tôn càng xanh mùa nước nổi là một trong những mô hình đã giúp cho nhiều hộ nông dân không chỉ xóa nghèo mà còn vươn lên làm giàu
Mô hình nuôi cá trên ruộng ngập lũ qua thực tế đã được khẳng định là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân tham gia thực hiện mô hình cho biết thêm, nếu biết thả nuôi xen canh tôm càng xanh, thì mô hình này sẽ tăng thêm hiệu quả cao hơn, vì 1 kg tôm giá trị bằng 10 kg cá. Để nhân rộng mô hình, những năm gần đây, công tác khuyến ngư được tăng cường triển khai tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình làm điểm trình diễn để tiếp tục khẳng tính hiệu quả.
Ở Đồng Tháp không chỉ có huyện Tân Hồng phát triển được mô hình này, mà còn được nhân rộng ở nhiều địa phương khác trong tỉnh. Đây cũng là mô hình giúp người nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, đồng thời giúp người dân vùng lũ vừa an tâm sống chung với lũ, vừa phát triển sản xuất hiệu quả, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững./.