THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 02:22

Hơn 6.200 người đánh nhau dịp Tết: “Sự bế tắc trong ứng xử văn hóa!”

Theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế, trong những ngày nghỉ Tết từ ngày 15 đến 22/2 (27 tháng chạp đến mùng 4 Tết) đã có trên 6.200 người phải vào viện do đánh nhau, trong đó có 15 người tử vong.

 Thưa PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, ông có thể cho biết quan điểm của mình trước một con số thống kê về số vụ đánh nhau phải nói là kinh hoàng này?

Con số hơn 6.200 trường hợp phải nhập viện, trong đó có 15 ca tử vong, chỉ trong mấy ngày tết do đánh nhau thật sự khiến cho nhiều người không khỏi trăn trở, băn khoăn. Có thể khẳng định việc đánh nhau không phải chỉ là chuyện nhỏ khi nó phản ánh một sự thật đằng sau những hành vi đấy tính hung hăng của con người phải chăng có chiều hướng phức tạp. Con số này có thể nói dù sao cũng chỉ là thống kê nhưng theo tôi, cái kinh hoàng đó chính là hậu quả trên bình diện xã hội lâu dài.

Sẽ không thể trách cho một xã hội công nghiệp ở thời gian đầu có thể làm cho người ta nhanh hơn, vội hơn. Cũng sẽ khó có thể đổ lỗi cho xã hội đang phát triển với hàng loạt những thách thức có thể làm cho con người ta chịu nhiều căng thẳng, áp lực. Nhưng rõ ràng, không thể phủ nhận sự hung hăng của con người có những biểu hiện gia tăng khi nhiều vụ giải quyết mâu thuẫn, xung đột bằng nắm đấm. Đó là biểu hiện của sự hung hãn, của hành vi bạo lực, của sự bế tắc trong ứng xử văn hóa và nhân văn của con người. Đấy chính là một sự hụt hẫng về giá trị và văn hóa.



Chuyên gia tâm lý học PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam

Theo ông nguyên nhân vì sao dẫn tới số vụ đánh nhau khủng khiếp như thế, thậm chí người ta đánh nhau trong những ngày xuân vốn mang tâm lý về sự đoàn viên, vui vẻ và bao dung?
Nhìn nhận một cách toàn cục để thấy việc đánh nhau này xuất phát từ sự hung tính trong hành vi của mỗi con người. Từ những việc nhỏ như mời rượu không uống, uống ăn gian, lời qua tiếng lại dẫn đến đánh nhau. 

Rồi đứng chen lấn, mua vé tàu xe, va chạm không nói lời xin lỗi cũng đánh nhau. Nhìn đểu, nói lớn tiếng, nặng lời cũng thành đánh nhau. Hay đôi lúc chỉ vì sự va chạm vô tình trên đường phố hay chỉ vì lỡ nhìn bài trong sòng bạc cũng dẫn đến những trận ẩu đã hết sức vô duyên cớ… Sâu thẳm của vấn đề chính là sự hung tính của con người đã bị đẩy lên thiếu kiểm soát.

Trong số này có không ít người trẻ, và thử đặt câu hỏi xem nhìn vào con số bạo lực học đường được thống kê qua nhiều năm đã được giải quyết một cách có chiến lược hay chưa. Trong một thời gian dài nhiều người đã xem nhẹ những hành vi bạo lực, bạo lực học đường và coi chúng là những điều tất yếu. Thậm chí một số cá nhân còn xem đó là một phần tự nhiên của quá trình phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi học trò. 

Tất cả những điều đấy làm cho sự hung hăng của con người không được điều chỉnh từ rất sớm. Rõ ràng, ngay từ giai đoạn học sinh đã bạo lực thì chẳng có lý gì đến khi trưởng thành người ta sẽ ít bạo lực hơn nếu xét theo hành vi diễn tiến không được kiểm soát, không điều chỉnh.

Một trong những vấn đề xem chừng có vẻ rất biện chứng đó là sự thiếu hụt về kỹ năng chọn lựa hình thức giải trí hay tổ chức vui cũng như kỹ năng sống để xử lý những mâu thuẫn và xung đột. 

Những sự lựa chọn sai lầm và chính người trong cuộc đã đẩy sự hung hăng của mình lên bằng những tình huống ép buộc bản thân. Đó là chưa kể sự thiếu kiểm soát hay kiềm chế bản thân trong những tình huống khó khăn, khi giải quyết vấn đề làm cho nhiều cá nhân trở nên hung hãn. Khi cơn giận dữ lên tiếng, lý trí dễ dàng đi vắng và không ít người đã không biết ứng xử sao cho thấu tình đạt lý…

Vậy có hướng giải pháp nào để giải quyết bài toán nhức nhối này không, thưa ông?

Có thể nhấn mạnh những chiến lược hay những dự án dài hơi về giáo dục tính nhân văn, ứng xử hòa bình, nhân ái…
Hơn ai hết, những người có trách nhiệm cần nhìn nhận độ chênh giữa sự phát triển kinh tế và sự chuẩn bị cân bằng với độ “sâu – bền” của xã hội bằng một thái độ cầu thị và chịu trách nhiệm.

Bạo lực làm cho con người hung hăng hơn. Chính sự hung hăng lại làm cho con người dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề. Sự kéo theo đấy sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi những hệ lụy. Vấn đề còn lại không phải chỉ là “kê toa” mà phải là “bốc thuốc” tinh thần, “cấp thuốc” xã hội và trách nhiệm này thì không phải chỉ của riêng ai.

Cụ thể, ngoài việc mỗi người tự trang bị những kỹ năng sống, giá trị sống để định hướng hành vi, ứng xử thì hãy định hướng cho các bạn trẻ việc lựa chọn hoạt động giải trí vui chơi trong những dịp nghỉ lễ. Cùng đó, cần quản lý việc giáo dục gia đình hiệu quả quả hơn nữa song song với việc cải thiện giáo dục đạo đức mỗi người.


Theo Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh