Hỏi chuyện Thiên lôi…
- Văn hóa - Giải trí
- 21:40 - 20/04/2015
Cười to rồi băm bổ nói:”Bọn tôi như thiên lôi ấy, sai đâu đánh đó, làm công ăn lương mà.Việc chặt hạ cây xanh đúng hay sai phải hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý từ đội, phòng, sở, thành phố ấy chứ. Còn chúng tôi áy náy hoặc không thì cũng là chuyện ngoài ý muốn. Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy. Ăn cơm chúa thì phải múa suốt ngày. Không chỉ biết múa, mà còn phải múa theo yêu cầu của chúa mới có cơm ăn”
Lại hỏi quan thanh tra tỉnh nọ:”Tại sao kết luận của thanh tra cấp trên đúng và sáng tỏ như ban ngày, người bình thường cũng nhận thấy, ông là quan thanh tra đầu tỉnh phải thông rõ hơn vạn lần người thường, vậy can cớ chi vẫn đưa lý này lý nọ cãi chày cãi cối ?”. Quan thanh tra nọ trầm ngâm suy nghĩ,rồi trễ nại trả lời: ”Danh dự của địa phương mà .
Công nhân đang chặt hạ cây xanh Hà Nội.
Suy cho cùng ngoài cái lợi của địa phương cũng vì cái lợi chung của đất nước,vậy mà chỉ một vài sai sót nhỏ người ta suy diễn xé ra to nên cũng thấy tự ái. Cấp trên phải thông cảm cho những vất vả của cấp dưới chứ, cứ đè ra mà phê, mà phạt con giun xéo lắm cũng quằn. Hơn nữa quan ở xa, bản nha thì gần, tôi cũng phải lo cho cái thân tôi chứ, ăn cây nào phải rào cây ấy mà”.
Qua bộc bạch của người trực tiếp đốn hạ cây, hay tâm sự thật mà chua xót của quan thanh tra trên, càng thấy, ở đâu đó còn tồn tại những tiêu cực, bất công thì dễ biến con người thành cái máy, công cụ. Khi lẽ phải, công bằng và pháp luật chưa bao phủ rộng khắp, thì vẫn còn những người "ăn cơm chúa múa suốt ngày”, vẫn còn những người khô như đá tảng, cứng như sắt thép mà run rẫy,ẻo uột trước miếng cơm manh áo, trước tí chút bổng lộc, chức quyền, chăm chăm với thân phận “thiên lôi chỉ đâu đánh đó”.
Từ những chuyện trên chợt nhớ đến bài giảng của các giáo sư, tiến sĩ đáng kính về công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh. Công cuộc ấy thật vĩ đại, thật gian khó,nhưng thật cần thiết. Bởi ở đó các quyền của con người mới được bảo hộ, và trí tuệ, sáng tạo của mỗi người được phát huy tối đa nhất, thành quả lao động được xã hội tôn vinh, người lao động không bị biến thành con rối