CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:04

Học sinh TP Hồ Chí Minh học cách ứng phó với thiên tai

 

Năm 2017, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi 16 cơn bão. Hơn bốn triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và lở đất do gió mạnh và mưa rào. Hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại, nhiều người dân phải sơ tán, và hàng chục ngàn hécta cây trồng bị phá hủy.

Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan. Thành phố với 13 triệu dân này đã và đang phải hứng các trận mưa lớn và lụt.

 

Tình huống giả định tại buổi tập huấn.

 

Để tăng khả năng ứng phó và chống chịu với thiên tai, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổng cục phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hỗ trợ các trường học đánh giá rủi ro thiên tai, các hành động khẩn cấp và tiến hành các cuộc diễn tập sơ tán khẩn cấp. Các hoạt động này được tổ chức trong khuôn khổ chiến dịch "Trường học của Sơn Tịnh" do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ. "Trẻ em, những người chủ tương lai của đất nước, đang là những người dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Các em cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trước những mối nguy hiểm từ tự nhiên. Ứng phó với thiên tai nên được lồng ghép trong chương trình giảng dạy của các trường học ở tất cả các cấp" - Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chánh Văn phòng, Ban chỉ đạo thường trực Trung ương Việt Nam về phòng chống thiên tai nói.

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu trong việc chuẩn bị ứng phó với thiên tai cho các trường học ở những khu vực nguy cơ cao. "Nâng cao nhận thức cũng như ứng phó với thiên tai là một trong những thách thức phát triển quan trọng nhất đối với Nhật Bản cũng như các nước khác”, ông Kazunori HOSOYA, Phó tổng lãnh sự quán Nhật Bản chia sẻ. “Việt Nam là một trong 10 nước dễ bị tổn thương nhất do thiên tai. Do đó, sẽ rất tốt khi mỗi học sinh biết làm thế nào để ứng phó phù hợp trong trường hợp thiên tai. Vì vậy, dự án và chiến dịch này rất hữu ích cho tất cả học sinh trong việc có được kiến thức và kinh nghiệm như vậy. Ngoài ra, dự án này không chỉ phù hợp với Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền Vững mà còn phù hợp với chính sách ODA của Nhật Bản ở Việt Nam”, ông Kazunori cho biết thêm.

Trẻ em và học có thể đóng góp đáng kể vào việc nâng cao nhận thức và chuẩn bị ứng phó của cộng đồng bằng cách truyền bá kiến thức và kỹ năng của họ cho cha mẹ, thành viên gia đình và những người khác.

Bà Akiko Fujii, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam cho biết: "Điều quan trọng là các em phải học cách nhận biết những dấu hiệu sớm của thiên tai và tham gia tích cực vào công tác sơ tán để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của mình. Bà cho biết thêm: "Những cuộc diễn tập này sẽ giúp tăng cường việc ứng phó với thiên tai ở các trường học và cộng đồng, góp phần vào việc giảm thiểu thương tích và thiệt hại do thiên tai gây ra.”

Buổi diễn tập tại TP Hồ Chí Minh có sự tham gia của các lãnh đạo, đại diện Ban chỉ đạo thường trực Trung Ương về phòng chống thiên tai, UNDP, Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hồ Chí Minh, Sở và phòng giáo dục và đào tạo, và thầy cô giáo các trường học khác trên địa bàn.

Chiến dịch "Trường học của Sơn Tịnh" là một phần của dự án khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNDP và Nhật Bản “Dự án Tăng cường Chuẩn bị ứng phó với song thần cho Trường học” ở 18 nước Châu Á - Thái Bình Dương: Bangladesh, Campuchia, Fiji, Indonesia, Malaysia, Maldives, Myanmar, Pakistan, Papua New Guinea, Philipines, Samoa, Quần đảo Solomon, Sri Lanka, Thái Lan, Timor Leste, Tonga, Vanuatu và Việt Nam.

Dự án này giúp đạt được các mục tiêu của khung Sendai nhằm giảm số người chết, số người bị ảnh hưởng và thiệt hại về kinh tế do các nguy cơ từ tự nhiên và con người gây ra. Nó cũng nhằm đạt được mục tiêu của UNDP để giúp đỡ các vùng dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách kết hợp các biện pháp phòng chống rủi ro thiên tai vào các chiến lược quốc gia.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh