THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:47

Học sinh thiếu kỹ năng tự bảo vệ

 

Câu hỏi trên được bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và nghề công tác xã hội đưa ra tại hội thảo quốc tế “Công tác xã hội trường học – kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam” do Bộ GD&ĐT phối hợp Hội Các trường đào tạo công tác xã hội Việt Nam và UNICEF tổ chức ngày 20/3 tại Hà Nội.

Đánh nhau gia tăng...

Theo đánh giá của Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT), hiện nay các vấn đề về xã hội đối với học sinh ngày càng phức tạp. Tại một số trường, hành vi đánh nhau có hiện tượng gia tăng. Các em không chỉ đánh nhau mà còn quay clip tung lên mạng xã hội.

Nguyên nhân của các hành vi bạo lực học đường (BLHĐ) một phần do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh phổ thông, do tác động của mạng xã hội, do yếu tố gia đình và thiếu kỹ năng sống.

Tại nhiều trường ở thành phố lớn đã hình thành các trung tâm tư vấn tâm lý, trung tâm tư vấn học đường, tuy nhiên chức năng hoạt động của các trung tâm này chưa đúng là các hoạt động công tác xã hội (CTXH), đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu về CTXH, đặc biệt là CTXH học đường. GS, TS Lê Thị Quý (Đại học Thăng Long) bức xúc: BLHĐ hiện nay không chỉ xảy ra đối với con trai mà nữ cũng tham gia “đánh hội đồng” rất dã man.

Học sinh đến trường không chỉ được giáo dục kiến thức, mà cần học cả về đạo đức mà hiện nay môn đạo đức đang bị lơ là, chưa theo kịp thực tiễn; các tổ chức đoàn thể vẫn đang đứng ngoài cuộc. GS.TS Lê Thị Quý nhấn mạnh: “Để xảy ra BLHĐ trước hết trách nhiệm thuộc về nhà trường, chính quyền địa phương, gia đình, các tổ chức đoàn thể. Không thể để trường học thành một ốc đảo.

Học sinh cần có đội ngũ nhân viên CTXH trợ giúp đặc biệt về tâm lý.Học sinh cần có đội ngũ nhân viên CTXH trợ giúp đặc biệt về tâm lý.

Hiện nay, học sinh thiếu những kỹ năng sống cơ bản: Tự bảo vệ bản thân, không biết cách xử lý khi có vấn đề, điều này nhà trường lại đang bỏ quên chưa dạy cho các em. Sự ra đời của đội ngũ CTXH trường học sẽ giúp phòng ngừa, giải quyết và kết nối để xử lý các tình huống có thể xảy ra với các em”.

Cung cấp dịch vụ trẻ cần

 GS.TS Anna Scheyett, Hiệu trưởng trường CTXH (Đại học South Carolina, Mỹ) chia sẻ: Nhân viên CTXH trường học là những cán bộ chăm sóc sức khỏe tinh thần được đào tạo, có thể cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu cho cá nhân và nhóm, hỗ trợ thay đổi hành vi, tham vấn với giáo viên, phụ huynh và cán bộ.

Nhân viên CTXH trường học phải đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ trẻ cần: Hỗ trợ nhà trường thực hiện nhiệm vụ dạy và học; thúc đẩy phối kết hợp giữa nhà trường và cộng đồng để giúp học sinh đạt được thành công. Các em luôn được nhân viên CTXH đặt ở vị trí trung tâm cả về sinh học, tâm lý và xã hội.

GS. TS Anna nêu ví dụ cụ thể về một học sinh được nhân viên CTXH tại trường giải quyết: Việt chuyển đến học ở trường mới và em có những biểu hiện: Không tập trung học, luôn trong tình trạng buồn ngủ, giận dữ, thỉnh thoảng đánh bạn, kết quả học tập rất kém. Giáo viên chủ nhiệm không hài lòng về em và phạt, Việt chống đối bằng cách uống rượu và đi theo nhóm bạn xấu,...

Nhân viên CTXH đã phát hiện ra Việt chưa làm quen với môi trường học tập mới, gia đình em rất nghèo, anh trai vừa chết vì tai nạn, bố mẹ từ đó hay cãi nhau, Việt phải đối diện với một loạt vấn đề và em bị sang chấn tâm lý. Nhân viên CTXH tư vấn cho Việt, đồng thời tư vấn gia đình không nên tranh cãi nhau, dành nhiều thời gian chăm sóc con, kết nối trung tâm bảo trợ xã hội để trợ giúp Việt, tư vấn giáo viên chủ nhiệm không được phạt em...

Kết quả, Việt từ một học sinh có vấn đề đã thành công trong cuộc sống.

Theo bà Nguyễn Thị Hằng, hiện nay các em gặp rất nhiều vấn đề tại trường nhưng chưa được quan tâm, giải quyết thấu đáo. Việc phát triển đội ngũ nhân viên CTXH là cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa có quy định về chức năng, chỉ tiêu của đội ngũ này tại trường học. “Họ cần được đào tạo bài bản”, bà Hằng nhấn mạnh.

Vân Khánh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh